Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt, thường được làm vào các dịp Tết của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch). Nguyên liệu làm bánh chưng bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong,...
Bánh chưng tết hình vuông tượng trưng cho mặt đất hình vuông. Đây là một món vô cùng dễ ăn và giàu dinh dưỡng.
Thông thường, một chiếc bánh chưng được làm với 1,5 - 2 bát gạo nếp, thịt mỡ, đậu xanh,...
Trong 100g bánh chưng chứa 181 kcal gồm:
Vậy nhìn chung, 1 cái bánh chưng vừa có lượng calo dao động trung bình từ 1700 - 2000 kcal, suy ra 1 miếng bánh chưng sẽ khoảng 200 - 250 kcal.
Nguyên do hàm lượng calo trong bánh chưng cao là vì thành phần nguyên liệu trong bánh chưng là các loại thực phẩm cung cấp mức năng lượng lớn.
Bánh chưng cỡ nhỏ thường được làm ra nhằm thuận tiện trưng bày và dọn mâm ăn. Bánh chưng nhỏ thường được nấu với thành phần giảm đi một nửa so với bánh cỡ thông thường.Vì vậy, 1 cái bánh chưng nhỏ sẽ khoảng từ 800 - 1000 kcal.
Với thành phần dinh dưỡng cao từ các nguyên liệu bên trong, bánh chưng mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ: Giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc; Bổ sung chất đạm; Lợi tiểu, tốt cho hệ tiêu hoá; Ngừa đầy bụng; Kháng khuẩn,...[1]
Trong đó,
Tuy nhiên, để tiêu hóa 100g bánh chưng, bạn cần chạy bộ 24 phút hoặc bơi lội 16 phút. Lượng tinh bột, chất béo quá cao sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa, đầy bụng.
Nguồn năng lượng của bánh chưng được tạo ra lớn sẽ khiến cơ thể lâu thấy đói dễ dẫn đến lười ăn và bỏ bữa, gây tổn hại dạ dày.
Ăn nhiều bánh chưng chắc chắn gây nguy cơ tăng cân bởi hàm lượng dinh dưỡng và calo cao. Trung bình trong một nửa chiếc bánh chưng đã có khoảng 1000 calo (xấp xỉ khoảng 2 bát cơm).
Hơn thế, chế biến món bánh chưng rán sẽ càng gây nguy cơ gây tăng cân cao hơn bởi lượng dầu mỡ và chất béo lớn. Hương vị thơm ngon và giòn tan sẽ kích thích cơ thể ăn nhiều hơn.
Việc cung cấp năng lượng dồi dào từ cả thực vật, động vật và chất béo là lí do những người có tiền sử bệnh tim mạch không nên ăn để hạn chế tối đa tích lũy chất béo gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch.
Bánh chưng tích lũy chất béo hại tim mạch
Bánh chưng thông thường chứa khác nhiều mỡ, điều này sẽ làm tăng tiết axit dịch vị, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nên chọn các loại bánh nhiều nạc, ít mỡ sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Người huyết áp cao hạn chế ăn bánh chưng
Bánh chưng vốn là món ăn giàu chất đường, đạm, chất béo, vitamin,... Bởi đó, bệnh nhân tiểu đường nên hạn ăn nhiều bánh chưng, đặc biệt là các loại bánh chưng ngọt vì sẽ gây tăng đường huyết.
Bệnh nhân tiểu đường nên hạn ăn nhiều bánh chưng
Thành phần đỗ xanh và gạo nếp có trong bánh chưng, là nguyên liệu thực phẩm có thể gây ra những cơn đầy bụng, ợ chua, khó tiêu.
Vì thế, đối với những ai có tiền sử đau dạ dày nên hạn chế ăn bánh chưng để không làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Bánh chưng có thể đầy bụng, ợ chua, khó tiêu.
Những đối tượng mắc bệnh về thận không nên ăn bánh chưng để tránh tình trạng bị rối loạn mỡ máu, gây tăng mỡ máu. Bên cạnh đó, với việc nêm nếm nhiều muối trong bánh sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thận.
Đối tượng mắc bệnh về thận không nên ăn bánh chưng
Theo các chuyên gia, những ai đang trong tình trạng thừa cân, béo phì nên tránh ăn bánh chưng để hạn chế tích lũy thêm mỡ thừa, giúp bảo vệ sức khoẻ cơ thể.
Người béo phì nên hạn chế ăn để tránh tích lũy mỡ thừa
Nguyên liệu gạo nếp có tính nóng sẽ gây ảnh hưởng những người hay bị mọc mụn, mụn nhọt.
Bánh chưng gây nóng trong người, kích thích mụn
Trên đây là những thông tin về mức năng lượng có trong bánh chưng - món ăn ngày tết quen thuộc của mọi nhà. Hy vọng qua bài viết sau bạn sẽ hiểu rõ 1 cái bánh chưng bao nhiêu calo. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/1-4-cai-banh-chung-bao-nhieu-calo-a67906