Hướng dẫn cách làm bánh trôi tàu thơm ngon, chuẩn vị

Hướng dẫn cách làm bánh trôi tàu thơm ngon, chuẩn vị

Bánh trôi là một phần thiết yếu của trong các bữa tiệc hay các lễ hội truyền thống của Việt Nam nhằm tôn vinh các món ăn truyền thống và nghề trồng lúa nước. Bánh Trôi gần giống với Mochi (bánh gạo Nhật Bản) những viên đường tan chảy bên trong bột làm cho Bánh Trôi mang nét độc đáo riêng của Việt Nam. Thế nhưng, bạn đã biết cách làm bánh trôi tàu hấp dẫn này chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bánh trôi tàu là một phần thiết yếu trong các lễ hội truyền thống của người Việt

Nguyên liệu làm bánh trôi tàu

Chuẩn bị nguyên liệu là khâu cực kì quan trong để làm nên bất kỳ món ăn nào đó. Nguyên liệu có đạt chuẩn, tươi ngon thì thành phẩm cuối cùng mới được thơm ngon. Vậy nên, để làm được chiếc bánh trôi, bạn phải chuẩn bị:

Nguyên liệu làm bánh trôi tàu

Nguyên liệu làm nhân bánh

Nguyên liệu làm nước cốt

Chi tiết cách làm bánh trôi tàu

Giờ hãy cùng Lam Sơn Food bắt tay vào làm bánh thôi nào!

Bước 1: Nhào bột

Đầu tiên là rửa sạch các nguyên liệu, khoai tây và khoai lang gọt vỏ, luộc chín. Bạn có thể luộc, hấp hoặc rang trong lò vi sóng sau đó tán nhuyễn.

Bột gạo xay sẽ được trộn với nếp với tỉ lệ hoàn hảo nhất là nếp trộn tẻ theo tỷ lệ 4: 1. Ngày nay, để tiện lợi và đơn giản hơn, chúng ta có thể sử dụng bột nếp khô. Bột nếp kém hơn nếp xay ở chỗ ít thơm hơn nhiều, đôi khi bột già khá nặng mùi. Vậy nên bạn cần chú ý điểm này.

Cách làm bột làm bánh trôi cũng khá đơn giản. Ngoài bột nếp, chúng ta có thể trộn bột nếp với một số loại bột khác như bột gạo tẻ, bột sắn dây, trộn bột nếp với khoai, sắn (khoai mì). Lượng khoai tây được thêm vào sẽ giúp vỏ bánh có kết cấu mềm hơn. Nếu bạn thích bánh thật dai và dẻo, bạn có thể dùng hết 400g bột nếp.

Bước 1: Nhào bột

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bánh tiramisu đơn giản

Tiếp đó, bạn bóp khoai với bột nếp rồi cho nước ấm vào từ từ, vừa thêm nước vừa nhào lần lượt cho đến khi bột thành một khối mịn và không dính tay nữa. Bạn nên cho lượng nước dao động từ 150 ml đến 250 ml. Tùy theo bột cũ hay mới mà ta có thể thêm nhiều nước hơn. Bạn bẻ một miếng bột và thử xem có mịn không, nếu không bị chảy xệ nghĩa là bột đã đạt. Lúc này, bạn bọc bột lại và ủ bột khoảng 30-60 phút.

Bước 2: Làm nhân đậu xanh

Đậu xanh bạn đem rửa sạch nhiều lần cho đến khi nước được trong. Lưu ý là sử dụng đậu xanh đã bỏ vỏ, tức đậu trần. Bạn có thể ngâm đậu trong 2 giờ hoặc nấu ngay. Đậu ngâm sẽ nhanh chín hơn. Khi nấu đậu, bạn nên nấu trên lửa lớn cho đến khi sôi nổi bọt trắng, nhớ nghiêng nồi để vớt hết bọt, để lại một ít nước xâm xấp trên mặt đậu là được. Sau khi thấy đậu đã khá mềm, bạn đậy nắp nồi và nấu trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút. Sau đó, hãy kiểm tra bằng cách dùng tay xoa nhẹ một hạt đậu. Đậu lỏng, mịn như bột tức là đậu đã chín.

Sau khi đã có bột đậu xanh, hãy bắt đầu nghiền đậu với đường và muối rồi vo thành từng viên. Làm ngay khi còn nóng bột đậu sẽ dễ vo dính và đường tan đều hơn. Tỷ lệ đậu hợp lý sẽ là 3:1.

Bước 2: Làm nhân đậu xanh

Tuy nhiên, nếu chỉ trộn đậu với đường có thể khiến nhân bánh hơi khô. Nếu muốn bánh ngon hơn, chúng ta sẽ tốn sức một chút, sau khi xay nhuyễn đậu, bạn cho đậu vào chảo cùng với đường, muối và 100 ml nước rồi bắt nhỏ lửa cho đến khi đậu cô đặc lại. Khi đậu xanh đã nguội, chúng ta chỉ việc vo viên lại, kích thước như thế nào tùy theo ý thích của bạn.

Bước 3: Nặn bánh, luộc chín

Sau khi đã có nhân và vỏ bánh, chúng ta bắt tay vào công việc thú vị nhất là nặn bánh. Cho một ít bột vừa đủ, lưu ý nhào lại bột xem có khô quá hay ướt quá không. Nếu bột hơi khô thì cho lần lượt một thìa cà phê nước vào và nhào lại. Nếu bột hơi ướt thì cho thêm một ít bột mì.

Cách chia bột để nắn như sau, tỷ lệ vỏ: Lõi thường rơi vào khoảng 1: 1 hoặc 2: 1. Bánh trôi thường có kích thước bằng quả trứng gà. Bạn có thể chọn độ dày, mỏng tùy thích, nhưng không nên cho mỏng quá vì sẽ bị lộ nhân bên trong. Lấy một ít bột rồi vo thành viên tròn, sau đó đè dẹp ra rồi cho nhân vào giữa, gói chặt lại. Bọc nhân mè đen sẽ khó làm hơn nhân đậu xanh vì kết cấu khá “lỏng”, cảm giác không được chắc tay. Thông thường, người ta sẽ nặn bánh đậu xanh hình tròn, nhân vừng đen hình bầu dục để dễ phân biệt khi chọn ăn.

Bước 3: Nặn bánh

Sau khi nặn xong thì đun lên, đun một nồi nước đến khi sôi, hoặc nếu muốn nhanh, bạn có thể đun từ ấm siêu tốc rồi cho vào nồi đun lên, chuẩn bị thêm một bát nước lạnh lớn bên cạnh. Khi nước sôi, bạn thả bánh vào luộc. Khi bánh chín, bạn vớt ra thả vào tô nước để chúng không bị dính vào nhau.

Bước 4: Nấu nước đường

Bạn rửa sạch, đập dập 1 củ gừng nhỏ hoặc thái sợi tùy thích. Đun sôi 1,5 lít nước với gừng, đường, muối cho đến khi đường tan hết. Khi nước sôi, đường có thể nổi bọt nhiều, chúng ta cần hớt bỏ bớt. Vớt bánh trôi thả vào nồi nước đường, nấu thêm 5 phút cho đến khi bánh chín hẳn và ngấm vị ngọt.

Bước 4: Nấu nước đường

Xem thêm: Chi sẻ bí quyết làm kem bơ tại nhà

Những lưu ý khi làm bánh trôi tàu

Nhiều người nghĩ nấu chè trôi với đường phèn sẽ tạo vị ngọt. Tuy nhiên, đường phèn lại chỉ thích hợp với các món chè thanh mát như chè sen long nhãn nhưng lại không hợp với món chè này.

Nước đường ăn với bánh trôi tàu có vị mật ong đậm đà và vị gừng nồng ấm. Do đó, nếu không tìm được đường phên, bạn có thể dùng đường thốt nốt, đường thẻ, đường hoa mai,… hoặc đường kính caramen.

Bánh trôi tàu ăn cùng với món gì ngon

Bánh trôi tàu thường ăn vào các dịp rằm, dịp lễ tết, hội hè ở các gia đình Việt Nam, chè trôi thường là món tráng miệng ăn cùng với xôi, rau câu hay các món khác, cùng nhau làm đậm vị ngày hội của người Việt.

Bên cạnh đó, món bánh trôi tàu là một trong những món ăn được yêu thích trong những ngày đông giá rét, đi dọc hàng quán hay phố phường Hà Nội vào những ngày đông, nếm một chén chè ấm ấm nồng nồng, vị ngọt ngọt cũng làm chúng ta dễ chịu.

Bánh trôi tàu thường ăn vào các dịp rằm, dịp lễ tết, hội hè

Những lưu ý khi ăn bánh trôi tàu

Ngoài ra, bánh trôi cũng là món nên ăn chậm, để người ta có thời gian nhẩn nha, miên man trong một chiều gió muộn, chứ không phải để ăn như chết đói. Cách người ta ăn bánh cũng nói nên sự tinh tế, thanh thoát trong thói quen thưởng thức ẩm thực.

Khi ăn bánh trôi, càng từ tốn sẽ càng cảm nhận được cái bùi, cái ngọt lành của rất nhiều thứ nguyên liệu làm nên linh hồn của nó. Bánh sẽ làm tê tê đầu lưỡi, quyến luyến chân răng, lưu luyến giữ lại hương vị trong miệng cho đến khi ăn tới miếng cuối cùng. Tất cả quyến rũ khẩu vị, đưa con người vào thế giới ẩm thực hấp dẫn nhiều hơn.

Như vậy, ta thấy bánh trôi tuy ngon và hấp dẫn như thế nhưng nguyên liệu để làm ra nó không hề cầu kì mà hoàn toàn chân chất, dân dã và mộc mạc như ở vùng quê Việt Nam. Cách làm bánh trôi tàu không có gì đặc biệt nhưng đòi hỏi sự tinh tế của người nấu, hương vị hoàn hảo không cần công thức mà cần người nấu đặt cả cái tâm của mình vào món ăn. Nấu chậm thôi nhưng nêm đậm gia vị yêu thương là đủ.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/cach-lam-banh-troi-tau-a68574