Tham khảo mâm lễ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời 2024 chi tiết nhất

Tham khảo mâm lễ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời 2024 chi tiết nhất

Theo sách Nghi lễ dân gian - Nghi lễ cúng gia tiên của tác giả Minh Đường (Nhà xuất bản Thời Đại), lễ cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng nhất dịp Tết Nguyên đán. Đó là lễ dâng hương vào giây phút chuyển vận giữa giờ cuối cùng (giờ Hợi) của ngày cuối cùng thuộc tháng Chạp năm cũ với giờ khởi đầu (giờ Tý) của ngày đầu tiên thuộc tháng Giêng năm mới.

Ý nghĩa "tống cựu nghinh tân" được thực hiện triệt để vào giây phút này. Người ta tin rằng mọi điềm hay, dở, xảy ra vào giây phút này có liên quan tới mọi sự hay, dở của mọi người trong gia đình trong cả năm mới.

Mâm lễ cúng giao thừa ngoài sân. Ảnh: Tùng Đỗ

Thời điểm Giao thừa người ta thường cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà. Không chỉ văn khấn, mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà cũng có nhiều điểm khác biệt.

Tham khảo mâm lễ cúng gia tiên trong nhà và ngoài trời dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024:

Mâm lễ cúng ngoài trời:

Tùy theo gia chủ, mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời có thể làm cỗ chay hoặc cỗ mặn. Tuy nhiên, mâm cúng thường đều có: mâm ngũ quả, trầu cau, rượu, trà, muối, gạo, quần áo và mũ nón mũ thần linh.

Đối với mâm lễ mặn thì phải có thịt heo luộc hoặc gà trống luộc, bánh chưng, xôi, hoa tươi...

Với cỗ chay thường bao gồm: bánh, kẹo, mứt, cơm canh chay, trà nước.

Gia chủ bày mâm cúng phải trước cửa nhà, không cúng trong nhà hay ban công. Tùy thuộc vào từng gia đình, địa phương mà các món trong mâm cúng có thể thay đổi phù hợp với điều kiện.

Mâm lễ cúng trong nhà:

Sau khi cúng ngoài trời, gia chủ mới quay trở lại thực hiện nghi lễ cúng trong nhà. Mâm cúng giao thừa trong nhà là cúng bái tổ tiên, mời tổ tiên về nhà đón một năm mới với con cháu theo tín ngưỡng dân gian của người Việt. Mâm lễ cũng là tấm lòng của con cháu cám ơn ông bà tổ tiên đã đồng hành, bảo vệ và độ trì thoát khỏi tai ách, làm ăn thuận lợi.

Mâm lễ cúng trong nhà gồm: Sớ cúng giao thừa (sớ có thể có hoặc không, không bắt buộc), mâm ngũ quả, hoa, nến, cau trầu, tiền vàng mã, mũ loại không có cánh chuồn, quần áo, mũ nón thần linh, mâm cỗ mặn và ngọt.

Mâm cỗ mặn gồm các món ăn truyền thống ngày Tết như: Gà luộc, bánh chưng, giò lụa, xôi gấc hoặc xôi đỗ, canh miến...

Mâm cỗ ngọt với các món: bánh kẹo, mứt Tết.

Tùy theo từng địa phương, vùng miền mà các món bày trong mâm cỗ mặn và hoa quả sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mâm cỗ cần được đặt sạch sẽ, chỉn chu. Muối gạo sau khi cúng thì đem rắc xung quanh nhà để trừ tịch.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/mam-cung-gia-tien-dem-giao-thua-a76805