Nhựa là một trong những chất liệu có đa dạng hình thái tính chất khác nhau nên đôi khi khiến người dùng băn khoăn không biết nên lựa chọn và sử dụng thế nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Hãy cùng Hành Tinh Xanh đi tìm câu trả lời cho vấn đề này thông qua các chia sẻ chi tiết về 7 loại nhựa thường gặp ngay tại bài viết bên dưới nhé!
Ký hiệu 7 loại nhựa thường gặp
Nhựa là một trong những chất liệu được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay dưới nhiều dạng thức khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất chúng ta có thể kể đến 7 loại nhựa thường gặp như:
Nhựa số 1 - Nhựa PET
Nhựa số 1 PET hay Polyethylene tereohthalate là loại nhựa thông dụng nhất mà chúng ta có thể bắt gặp.
Đặc điểm nhựa PET
Ứng dụng của nhựa số 1 PET
Xem chi tiết tại Nhựa số 1
Nhựa số 2 - Nhựa HDPE
Nhựa số 2 - nhựa HDPE có tên đầy đủ là High-density polyethylene, nó cũng có thể được gọi là PEHD - polyethylene high-density là loại nhựa gốc PE. Trong 7 loại nhựa thường gặp, HDPE là chất liệu hiện đang được sử dụng tương đối rộng rãi ở nhiều ngành nghề.
Đặc điểm nhựa số 2 HDPE
Ứng dụng của nhựa HPDE
Một số sản phẩm được ứng dụng như: Thùng rác nhựa; thùng rác nhựa 240l; chai lọ; thùng nhựa; ống dẫn nước;...
Nhựa số 3 - Nhựa PVC
Nhựa PVC hay Polyvinyl Chloride là một loại nhựa tổng hợp đa năng được sản xuất từ phản ứng trùng hợp vinyl clorua và có thể thêm một số loại phụ gia theo tỷ lệ nhất định để điều chỉnh tính chất cho nhựa tùy theo mục đích sử dụng. Nhựa số 3 PVC là chất liệu đầu tiên được tạo ra trong 7 loại nhựa thường gặp.
Đặc điểm nhựa số 3 nhựa PVC
Ứng dụng của nhựa số 3 PVC
Nhựa số 4 - Nhựa LDPE
Nhựa số 4 - LDPE hay còn được gọi với tên đầy đủ là Low density polyethylene là một loại nhựa nhiệt dẻo được sản xuất từ ethylene monomer. Nhựa LDPE có thể được xem là một dạng khác của PE với mật độ Poluetylen tương đối thấp.
Đặc điểm của nhựa LDPE
Ứng dụng của nhựa số 4 - LDPE
Nhựa số 5 - Nhựa PP
Nhựa PP hay còn được gọi là nhựa số 5, nhựa Polypropylen là một loại chất liệu có nguồn gốc polymer.
Đặc điểm của nhựa PP
Ứng dụng của nhựa PS
Nhựa số 6 - Nhựa PS
Nhựa PS hay nhựa số 6 Polyestyren/Plystiren là một loại chất liệu thuộc dòng nhựa dẻo, mềm có tính ứng dụng rộng rãi trong hơn một thế kỷ qua. Nhựa PS bao gồm 3 loại đó là nhựa EPS, HIPS và GPPPS.
Đặc điểm của nhựa PS
Ứng dụng của nhựa PS
Nhựa số 7 là chỉ nhóm các loại nhựa khác ngoài 6 loại kể trên. Trong nhóm này, phổ biến nhất là nhựa PC và Tritan.
Nhựa số 7 - Nhựa PC
Là một loại nhiệt dẻo, trong suốt 90% có độ cứng và độ dai cao, độ bền và ổn định tốt. Đây cũng là chất liệu có khả năng cách điện, chịu nhiệt và không có thành phần độc hại.
Nhựa PC có thể được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sau:
Nhựa số 7 - Nhựa Tritan
Là loại nhựa có nguồn gốc tự nhiên và được đánh giá cao nhất về tính an toàn trong các loại nhựa. Nhựa Tritan có bề mặt nhẵn bóng, không chứa BPA, có thể chịu nhiệt tốt (đến 109 độ C), khả năng chịu lực và độ bền cao, ít khi bị vỡ.
Nhựa Tritan có thể ứng dụng để sản xuất hộp đựng thực phẩm dùng được trong lò vi sóng, hộp đựng thực phẩm hút chân không, chai/bình đựng nước sôi, ống hút nhựa,… Ngoài ra, chất liệu này cũng được sử dụng để làm cối xay của máy sinh tố.
Khả năng tái chể của từng loại nhựa phụ thuộc vào đặc điểm tính chất của chúng
Tùy theo đặc điểm tính chất của từng loại nhựa mà chúng ta có thể cân nhắc tái chế chúng cho các mục đích sử dụng khác nhau. Trong 7 loại nhựa kể trên, có những loại nhựa được phép tái sử dụng nhiều lần nhưng có loại được khuyến cáo không nên tái chế. Để hiểu rõ hơn về điều đó, bạn đọc có thể tham khảo các thông tin sau:
Nhựa PET: Đây là loại nhựa an toàn có khả năng tái chế cao. Hiện tại, ở Mỹ tỷ lệ tái chế của nhựa PET đạt 29.1% còn ở các nước Châu Âu, Ấn Độ và Hàn Quốc, tỷ lệ này có thể đạt đến hơn 50%.
Nhựa HDPE: Đây là chất liệu được chấp nhận ở hầu hết các cơ sở tái chế trên toàn thế giới. Tại Mỹ, tỷ lệ tái chế nhựa HDPE đạt khoảng 30%. Với độ dày và độ bền cao, nhựa HDPE có thể tái chế nhiều lần để làm các sản phẩm như chai/lọ đựng mỹ phẩm, sữa tắm,… hoặc làm thùng rác, thùng phuy nhựa, ống dẫn nước, đồ chơi trẻ em,…
Nhựa PVC: Nhựa PVC không thuộc nhóm nhựa có thể tái chế bởi quá trình sản xuất nhựa PVC khá phức tạp với sự có mặt của nhiều thành phần. Bởi vậy rất khó để tách nhựa PVC ra để tái sản xuất.
Nhựa LDPE: Loại nhựa này không dễ đưa vào công nghệ tái chế nhưng có thể làm sạch để tái sử dụng.
Nhựa PP: Nhựa PP cũng bị xếp vào nhóm khó tái chế bởi quá trình này thực hiện phức tạp và tốn nhiều chi phí. Ở Mỹ, tỷ lệ tái chế nhựa PP chỉ khoảng 1 - 3 %.
Nhựa PS: Nhựa PS truyền thống thường không tái chế được nhưng với loại mở rộng EPS thì có thể tái chế làm bao bì cách nhiệt, khay/hộp xốp đựng thực phẩm.
Nhựa PC: Trong nhựa PC có chứa BPA nên không được tái chế
Nhựa Tritan: Đây là loại nhựa hiếm hoi được đánh giá an toàn với sức khỏe và khả năng tái chế cực tốt với tỷ lệ lên đến 100%.
Trên đây là một số chia sẻ xoay quanh các 7 loại nhựa thường gặp trong đời sống hàng ngày. Hy vọng, thông qua đó bạn đọc đã có cái nhìn toàn diện hơn để lựa chọn sản phẩm phù hợp cũng như xem xét phương án xử lý tối ưu cho từng chất liệu sau khi sử dụng.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, xin vui lòng liên hệ Hành Tinh Xanh để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng!
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 524 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại:0981 228 766
Địa chỉ: 167/2 đường Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM.
Số điện thoại:0912 026 829
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/cac-loai-nhua-a78169