Mỗi khi sơn lại tường nhà bạn phải sống chung với mùi sơn trong một khoảng thời gian, điều này gây khó chịu và khó thở cho người trong nhà. Nhiều người thường thắc mắc mùi sơn nhà mới có độc không? Nếu có hại thì có thể làm gì để hạn chế ảnh hưởng của mùi sơn đến sức khỏe?
Nhiều người thắc mắc mùi sơn nhà mới có độc không, câu trả lời là “Có”. Trên thị trường hiện nay có 2 loại sơn phổ biến là:
Theo các nhà khoa học, polyme không độc hại nhưng dung môi lỏng dùng để hòa tan polyme là nguyên nhân khiến sơn có mùi khó chịu, gây dị ứng và các bệnh về đường hô hấp.
Các hợp chất hữu cơ như formaldehyde, xylene, benzen dễ bay hơi vào không khí, gây độc khi hít phải. Formaldehyd ở nồng độ 0.3 ppm trở lên có thể gây ho và dị ứng da. Ở nồng độ cao hơn nó có thể gây bỏng mắt, mũi và cổ họng. Hóa chất này cũng được xếp vào loại chất gây ung thư vòm họng, thanh quản và các bộ phận của hệ hô hấp.
Theo các chuyên gia hóa học, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) khi hít phải sẽ gây kích ứng đường hô hấp. Đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Các hạt sơn sau khi phun sẽ bay vào không khí. Khi trẻ hít vào gây phản ứng viêm, kích thích đường hô hấp, tăng tiết dịch tiết, gây ho, khó thở, dẫn đến viêm phổi,…
Thành phần APEO là chất phụ gia duy trì chất lượng sơn. Mặc dù tồn tại với hàm lượng thấp nhưng lại nguy hiểm nhất đối với sức khỏe vì là chất gây ung thư không thể phân giải được. Chất này có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone, giảm khả năng sinh sản và làm tăng tế bào ung thư,...
Các loại sơn dùng để sơn gỗ, kim loại, khung cửa,... khi pha màu cũng chứa độc tố khi hít vào gây dị ứng, nổi mẩn da, phù nề, nôn mửa,....
Sơn tường với chất liệu bột trét cũng góp phần gây ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư máu ở trẻ em. Nếu trẻ chạm tay vào tường mới sơn rồi cho vào miệng, hít phải bụi sơn,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, làm giảm trí thông minh, chậm phát triển,... Ở nồng độ cao, trẻ có thể bị hôn mê, co giật và tử vong.
Mùi sơn nói chung có tác động không tốt đến sức khỏe nếu tiếp xúc lâu dài. Một số biểu hiện khi bị ngộ độc mùi sơn bao gồm:
Sơn có thể gây kích ứng da nếu vô tình dính vào người, đặc biệt nguy hiểm hơn nếu vô tình nuốt phải. Riêng các loại sơn gốc dầu cần tránh xa vì có thể gây kích ứng mắt, mũi hoặc cổ họng. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần phải ra ngoài để hít thở không khí trong lành. Tác dụng phụ ngắn hạn do tiếp xúc với mùi sơn có thể bao gồm:
Việc tiếp xúc với các chất kích thích như mùi sơn nồng nặc chắc chắn có thể gây ra các bệnh như hen suyễn. Một nghiên cứu được công bố năm 2010 đã phát hiện nồng độ VOC cao có thể dẫn đến các bệnh như hen suyễn, chàm và viêm mũi.
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá hơn 2000 người mắc bệnh đa xơ cứng khi tiếp xúc với dung môi hữu cơ, mùi thuốc lá và các yếu tố di truyền khác có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn. Kết quả được trình bày như sau:
Cần nhấn mạnh là không phải ai cũng mắc bệnh đa xơ cứng khi tiếp xúc với mùi sơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh và hạn chế tiếp xúc mùi thuốc lá, mùi sơn nồng để giảm nguy cơ mắc bệnh bệnh đa xơ cứng, đặc biệt nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh này.
Nếu đã biết được câu trả lời cho thắc mắc mùi sơn nhà mới có độc không, vậy làm cách nào để giảm thiểu tiếp xúc mùi sơn mới?
Nếu bạn đang chuẩn bị sơn nhà, dưới đây là một số phương pháp để giảm thiểu tiếp xúc mùi sơn:
Hãy nhớ tham khảo thông tin an toàn trên bao bì của sản phẩm trước khi sử dụng. Dưới đây là một số hướng dẫn xử lý khi tiếp xúc với sơn hoặc mùi sơn:
Qua bài viết trên có thể thấy mùi sơn nhà mới có độc không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên với công nghệ hiện đại, các nhà sản xuất đã chế tạo sơn thân thiện hơn khi sử dụng. Nhưng nếu việc tiếp xúc với sơn gây kích ứng cho da, mắt và cổ họng thì bạn nên đi ra ngoài nơi có không khí trong lành, trang bị quần áo, kính bảo hộ, khẩu trang cẩn thận khi sơn sửa nhà.
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/mui-son-nha-moi-co-doc-khong-a89489