Ho là triệu chứng phổ biến liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, gây khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người bệnh. Việc điều trị ho bằng thuốc không phải lúc nào cũng cần thiết. Một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp giữa các thực phẩm và thức uống phù hợp có thể giúp cơn ho thuyên giảm đáng kể. Vậy, bị ho nên uống gì và ăn gì?
Trong phạm vi bài viết dưới đây, Hello Bacsi sẽ giải đáp cho bạn vấn đề bị ho nên uống gì và kiêng uống gì.
Gừng có thể làm dịu cơn ho bằng cách làm tan đờm, ấm họng, chống viêm, kháng khuẩn.
Trong khi đó, mật ong có tính sát khuẩn, kháng viêm cao, có thể làm giảm ho cấp tính ở trẻ em và người lớn hiệu quả. Trong một nghiên cứu năm 2021, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mật ong vượt trội hơn so với chỉ chăm sóc thông thường, cả trong việc ngăn chặn cơn ho và giúp ngăn ngừa nhu cầu sử dụng kháng sinh để điều trị ho do nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Có thể sử dụng riêng lẻ từng thành phần nêu trên để giảm ho. Ví dụ, khi bị ho chỉ cần nuốt một thìa mật ong hoặc dùng trà gừng. Nhưng sự kết hợp giữa gừng và mật ong là câu trả lời hoàn hảo cho vấn đề “Bị ho nên uống gì?”. Bạn chỉ cần pha một tách trà gừng mật ong hoặc chưng cách thủy nước gừng ép với mật ong để uống là sẽ thấy cơn ho giảm đi đáng kể.
Nước ép trái cây hoặc rau củ có thể giúp hạn chế tình trạng mất nước, làm loãng đờm giúp đờm dễ tống ra ngoài cơ thể, giảm cơn ho đáng kể. Không những thế, vitamin trong các loại trái cây, rau củ còn làm tăng cường miễn dịch cho người bệnh.
Một số loại nước ép mà bạn nên uống khi bị ho là:
Từ xa xưa, củ cải trắng đã được sử dụng như một mẹo dân gian trị ho hiệu quả. Được biết đến với công dụng long đờm, tiêu viêm, làm dịu cổ họng đang kích ứng, củ cải trắng có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, các triệu chứng ho, đau họng, khàn giọng, mất tiếng…
Để làm nước củ cải trắng trị ho, bạn có thể tham khảo các bước sau:
Nước chanh chứa nhiều vitamin C, vừa giúp tăng cường sức đề kháng, vừa giúp long đờm. Khi kết hợp chanh ấm cùng với mật ong, người bị ho sẽ cảm thấy dễ chịu cổ họng hơn, dễ khạc đờm hơn.
Bạn chỉ cần hòa tan tối đa 2 muỗng cà phê mật ong trong một ly nước chanh ấm và uống là có thể giảm ho tại nhà hiệu quả.
Khi bị ho nên uống gì để mau khỏi? Về cơ bản, việc uống nhiều nước ấm là cần thiết đối với người bị ho khan hay ho có đờm. Nếu bị ho khan, nước có vai trò cấp ẩm cho cổ họng, giúp cổ họng ít bị kích thích hơn, hạn chế cơn ho khan. Đối với bệnh nhân ho có đờm, nước ấm giúp long đờm, từ đó giúp tống đờm ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
Nếu người bệnh có các triệu chứng khác ngoài ho như đau họng, ớn lạnh và mệt mỏi, nước ấm cũng giúp giảm bớt các triệu chứng này.
Ngoài nước lọc ấm, bạn cũng có thể dùng các loại nước khác như: nước canh, trà thảo mộc, trà khử cafein, nước trái cây ấm.
Nước súp gà hoặc nước canh ấm, không cay, không dầu mỡ cũng là câu trả lời cho thắc mắc “Bị ho nên uống gì để bệnh nhanh khỏi?”. Các loại nước dùng này có thể làm dịu cổ họng, bổ sung chất lỏng và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bị ho nên uống gì để hết ho hiệu quả? Đừng bỏ qua bài thuốc dân gian tắc chưng đường phèn. Quả tắc chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus, giúp trị ho, long đờm hiệu quả. Vì vậy, để giảm ho, bạn có thể rửa sạch rồi cắt đôi một vài quả tắc, sau đó đem hấp cách thủy với đường phèn và uống trong ngày ngay khi còn ấm nhé.
Đối với nhiều người, hẹ là một phương thuốc dân gian chữa ho hiệu quả. Đặc tính mát và tác dụng tiêu độc, long đờm cùng các hoạt chất kháng sinh của hẹ đưa lại lợi ích trị ho. Bạn có thể dùng hẹ nấu canh hoặc chưng hẹ với đường phèn để uống trị ho tại nhà.
>>> Bạn có thể xem thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Uống canh hẹ trị ho có đúng không?
Nếu bạn thắc mắc bị ho do COVID-19 hay ho sau COVID-19 nên uống gì, thì lời đáp mà bạn cần tìm là “Tỏi“. Tỏi có tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm hiệu quả, giúp loại bỏ nhiễm trùng có trong phổi và hệ hô hấp. Không những thế, tỏi còn giúp nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Do đó, bạn có thể đập giập khoảng 4-5 tép tỏi, sau đó chưng cách thủy với đường phèn rồi uống nước cốt 2-3 lần/ngày để điều trị cơn ho do COVID-19 nói riêng và triệu chứng ho nói chung.
Hợp chất curcumin có trong củ nghệ có đặc tính kháng viêm mạnh, cũng vì vậy mà nghệ được sử dụng để điều trị nhiều bệnh, trong đó bao gồm cả triệu chứng ho.
Để dùng nghệ làm đồ uống, bạn có thể pha trà nghệ ấm hoặc uống sữa vàng Ấn Độ (golden milk).
Lá bạc hà nổi tiếng với đặc tính chữa bệnh của chúng. Người ta không chỉ tìm thấy bạc hà trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống, mà tinh dầu bạc hà còn có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh, làm dịu cơn ho.
Bạn có thể hưởng lợi bằng cách uống trà ấm với một vài lá bạc hà tươi.
Lá húng tây có thể chứa các hợp chất gọi là flavonoid giúp thư giãn các cơ cổ họng liên quan đến ho và giảm viêm.
Bạn có thể pha trà húng tây tại nhà bằng 2 thìa cà phê lá húng tây nghiền nát và 1 cốc nước sôi. Đậy cốc, ngâm trong 10 phút và lọc bỏ xác rồi uống.
Việc khò họng và súc miệng bằng nước muối mỗi ngày sẽ giúp loãng đờm, sát khuẩn khoang miệng và vùng họng, từ đó giúp giảm ho, đau họng rõ rệt.
Bạn có thể mua nước muối súc miệng đóng chai sẵn tại các nhà thuốc. Hoặc cũng có thể tự pha nước muối với tỷ lệ 1/2 muỗng cà phê muối vào cốc nước ấm khoảng 250 ml. Dùng súc miệng và ngậm ở họng một lát rồi nhổ ra, không nuốt. Súc miệng vài lần mỗi ngày cho đến khi cơn ho thuyên giảm
Lưu ý: Trẻ nhỏ và người cao huyết áp không nên súc miệng bằng nước muối.
Nếu sau khi đã thử các cách trên vẫn còn ho thì nên uống gì? Lúc này, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Bạn cũng có thể uống các loại thuốc ho hoặc siro ho. Có một số loại thảo dược được chứng minh là có tác dụng trị ho như lá thường xuân, húng chanh, húng tây, bạc hà, khuynh diệp, hoa hồi,… Bạn cũng có thể dùng các loại thảo dược này theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc tìm các chế phẩm trị ho có sẵn trên thị trường chứa các loại thảo dược này cũng có thể đem lại tác dụng.
Không chỉ nên quan tâm đến việc bị ho nên uống gì, mà bạn cũng cần lưu ý một số thức uống cần tránh khi bị ho khan hoặc ho có đờm, bao gồm:
>>> Bạn có thể xem thêm: Bị ho kiêng gì? 5 nhóm thực phẩm cần tránh ngay để nhanh hết ho
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được bị ho nên uống gì và kiêng uống gì để bệnh mau khỏi.
[embed-health-tool-bmi]
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/ho-ngam-gi-cho-khoi-a89939