[Giải Đáp Thắc Mắc] Nên Học Kế Toán Hay Quản Trị Kinh Doanh?

[Giải Đáp Thắc Mắc] Nên Học Kế Toán Hay Quản Trị Kinh Doanh?

Kế toán hay quản trị kinh doanh vẫn luôn là hai ngành có sức hút mạnh mẽ đối với các bạn sĩ tử từ trước cho đến nay. Mỗi ngành đều có những đặc điểm, lợi thế khác nhau. Trong bài viết này Swinburne Việt Nam sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi nên học ngành kế toán hay quản trị kinh doanh nhé!

nên học kế toán hay quản trị kinh doanh

Tổng quan về ngành quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hoạt động quản lý trong kinh doanh. Bao gồm tất cả các mặt từ giám sát, kiểm tra và điều chỉnh hoạt động kinh doanh.

Học ngành quản trị kinh doanh là học về những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phục vụ cho các hoạt động trong kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong chương trình học sinh viên sẽ được học từ những kiến thức nền tảng cho đến các môn học chuyên ngành về tài chính, kinh doanh và quản trị.

Tổng quan về ngành kế toán

Ngành này đào tạo kỹ năng, kiến thức để phục vụ cho các công việc liên quan đến ghi chép, tính toán, số liệu, thông tin về tài chính của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

Từ đó có cái nhìn tổng quan về tình hình, biến động của tài sản, nguồn vốn trong cả quá trình của doanh nghiệp, công ty. Trong đó ngành này được chia thành 2 mảng lớn: Kế toán công và kế toán doanh nghiệp.

Tổng quan về ngành kế toán

Điểm giống và khác nhau giữa quản trị kinh doanh và kế toán

Giống nhau

Đều liên quan đến tiền

Điểm giống nhau điển hình nhất của hai ngành này là đều xoay quanh đồng tiền, đều dựa trên nền tảng là tiền. Kế toán ghi chép, tính toán các dữ liệu, thông tin liên quan đến tiền. Quản trị kinh doanh gồm nhiều hoạt động cũng quan tâm đến lợi nhuận, tức vẫn là tiền.

Cần sự tính toán

Tiếp theo là sự tính toán. Do đều liên quan đến tiền và con số, vậy nên việc tính toán là điều không thể thiếu đối với cả hai ngành. Và không chỉ dừng lại ở mức có liên quan, mà đối với ngành kế toán hay quản trị kinh doanh thì việc tính toán còn cực kỳ quan trọng. Bởi chỉ cần sai một con số thôi cũng khiến cho kết quả bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.

Mối liên hệ qua lại

Một điểm chung nữa đó là mối liên hệ qua lại lẫn nhau giữa hai ngành này. Bởi vì dù là học ngành nào thì bạn cũng cần có chút hiểu biết về ngành học còn lại để có cái nhìn tổng quát và hiểu rõ vấn đề hơn.

Khác nhau

Khái niệm

Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa hai ngành này là từ định nghĩa, bản chất của mỗi ngành. Ngành kế toán thì tập trung vào ghi chép, xử lý những con số, của cải; liên quan đến sự tính toán, thu chi. Còn với ngành quản trị kinh doanh sẽ về cách hoạt động, vận hành của một doanh nghiệp hoặc một mô hình kinh doanh. Trong đó bao gồm cả những hoạt động về tài chính, kế toán.

Tính chất công việc

Tiếp theo là về đặc thù công việc. Từ bản chất và định nghĩa khác nhau nên đi vào đặc điểm từng công việc cũng khác nhau. Kế toán có xu hướng theo dõi, báo cáo một cách chính xác những giao dịch tài chính đã diễn ra của một doanh nghiệp. Còn quản trị kinh doanh sẽ làm những việc dựa trên số liệu, báo cáo của các bộ phận trong đó có kế toán, để duy trì, phát triển công việc kinh doanh.

Các chuyên ngành

Trong mỗi ngành thường được chia ra thành nhiều chuyên ngành khác nhau để đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu. Kế toán có các chuyên ngành như: kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán thuế và dịch vụ kiểm toán & đảm bảo. Còn quản trị kinh doanh có các chuyên ngành: Nhân sự, Marketing, Sales,….

Điểm giống và khác nhau giữa quản trị kinh doanh và kế toán

Cơ hội việc làm cho ngành quản trị kinh doanh và kế toán

Với ngành quản trị kinh doanh, cơ hội nghề nghiệp của bạn rất đa dạng. Có thể đi làm trong nhiều loại doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chưa kể bạn còn có thể làm được ở nhiều vị trí khác nhau trong các bộ phần từ sale, marketing, nhân sự, tài chính….

Bạn có thể tự mình kinh doanh, tự thành lập công ty của chính mình. Tuy nhiên thì tính cạnh tranh trong ngành này lại rất cao và dễ bị đào thải nếu như không có sự tiến bộ, cầu tiến.

Ngành kế toán, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các bộ phận kế toán, tài chính của các công ty, doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà nước. Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức dù lớn hay nhỏ cũng đều cần đến các kế toán viên, các chuyên gia về kế toán tài chính. Từ đó thấy được rằng cơ hội nghề nghiệp ngành kế toán của các bạn sinh viên là không hề nhỏ.

Cơ hội việc làm cho ngành quản trị kinh doanh và kế toán

Những tố chất cần thiết khi học quản trị kinh doanh và kế toán

Đối với quản trị kinh doanh

Đam mê kinh doanh và khát vọng làm giàu

Để theo đuổi và có những thành tựu lớn trong ngành quản trị kinh doanh, bạn phải có đam mê thật sự với việc kinh doanh, thực sự có khao khát được làm giàu, kiếm tiền. Việc có động lực mạnh mẽ như thế sẽ khiến bạn yêu nghề hơn, tự tin và mạnh dạn chinh phục đam mê của mình

Có tầm nhìn

Việc có cài nhìn xa và dự đoán những biến động, thay đổi của thị trường để ứng phó cũng như có phương án thay thế để thích ứng tồn tại và phát triển.

Tố chất lãnh đạo

Đây là một tố chất rất cần thiết để bạn theo đuổi ngành quản trị kinh doanh. Để trở thành một nhà quản trị giỏi, bạn phải có khả năng lãnh đạo, phải biết cách quản lý, động viên, thúc đẩy nhân viên để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.

Chịu được áp lực và cạnh tranh cao

Do môi trường luôn thay đổi nên áp lực của người làm quản trị cực kỳ lớn. Họ luôn phải vận hành hệ thống hiện tại hoạt động có hiệu quả, vừa phải tính toán các hoạt động tiếp theo. Vì vậy áp lực là điều không thể tránh. Nếu bạn không chịu được áp lực lớn thì sẽ rất khó để trự vững trong nghề được.

Đối với ngành kế toán

Tỉ mỉ, cẩn thận

Ngành này chủ yếu làm việc với các con số, giấy tờ. Các son số hay giấy tờ đó đều mang tính pháp lý và liên quan đến pháp luật. Vậy nên bạn phải cẩn thận, tỉ mỉ trong việc xử lý tài liệu cũng như tính toán số má đảm bảo chính xác. Và đây là tố chất vô cùng quan trọng đối với những bạn học kế toán nhé.

Khả năng tính toán tốt

Đây là một lợi thế nếu như bạn theo ngành kế toán. Làm việc với những con số và có khả năng tính toán tốt nữa thì khác gì “thêu hoa trên gấm” phải không ạ. Còn nếu bạn sợ tính toán, không giỏi tính toán thì bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng stress bởi công việc.

Thông thạo tin học văn phòng

Làm việc trong ngành kế toán, bạn sẽ sử dụng chủ yếu là các phần mềm tin học văn phòng, nhất là Excel, Powerpoint. Ngoài ra còn có nhiều phần mềm kế toán khác nữa. Vậy nên việc sử dụng thông thạo các phần mềm này khiến cho công việc suôn sẻ hơn rất nhiều.

Những tố chất cần thiết khi học quản trị kinh doanh và kế toán

Swinburne đại học đào tạo ngành quản trị kinh doanh hàng đầu

Chương trình học của Swinburne Việt Nam kéo dài trong 3 năm, bao gồm tổng cộng 300 tín chỉ (credit point), tương ứng 24 môn học (unit); mỗi môn học được tính là 12.5 credit points. Bên cạnh 8 môn học cơ bản (core unit), sinh viên sẽ được học 8 môn học chuyên ngành (major unit) và 8 môn học lựa chọn (elective unit) để bổ sung nâng cao.

Sinh viên hoàn thành khóa học này sẽ có thể:

Ngoài ra, Swinburne Việt Nam còn hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam để mang đến cho sinh viên những trải nghiệm thực tế. Đây là cơ hội để sinh viên được làm việc trong các dự án thực tế. Trong các dự án, sinh viên sẽ giải quyết những thách thức của doanh nghiệp từ đó đạt được các kỹ năng chuyên môn.

Tham gia Cộng đồng sinh viên SWINBURNE tương lai tại đây!

Lời kết

Trên đây là lời giải đáp của Swinburne Việt Nam cho các bạn còn đang thắc mắc nên học kế toán hay quản trị kinh doanh. Mỗi ngành đều có những đặc điểm và những yêu cầu riêng cũng như các tố chất phù hợp với ngành. Hy vọng rằng với những thông tin trên có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn ngành học đúng đắn nhất nhé !

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/nen-hoc-ke-toan-hay-quan-tri-kinh-doanh-a90258