Làm gì khi không biết phải làm gì với cuộc đời?

Làm gì khi không biết phải làm gì với cuộc đời?

Dấu hiệu cho thấy bạn đang “lạc trôi” giữa dòng đời?

“Floating through life” là tình trạng xảy ra khi bạn sống không có mục đích hay kế hoạch cụ thể. Bạn không biết phải làm gì, nên bạn để cuộc đời đẩy mình từ việc này sang việc khác.

Theo chia sẻ của Jenna Thibault, chuyên viên cao cấp về thuế và quản lý con người tại EnPro Industries, chúng ta có thể “lạc trôi” theo những cách khác nhau. Một số biểu hiện phổ biến của tình trạng này bao gồm:

Không có mục tiêu phấn đấu cụ thể

Đây là biểu hiện dễ thấy nhất nếu bạn đang thất nghiệp. Bạn không tìm thấy mục đích hay ý nghĩa trong các hoạt động hàng ngày, và uể oải khi thức dậy mỗi sáng bởi không biết mình sẽ làm gì cho hết ngày.

Nếu vẫn đang đi làm, bạn “vận hành” như một cỗ máy. Bạn không xác định được đường hướng mong muốn phát triển, cũng như không tích cực xây dựng các mối quan hệ trong công việc. Bạn không muốn mãi dậm chân tại chỗ, nhưng lại không biết làm cách nào để thoát ra, và cũng chưa sẵn sàng bước khỏi vùng an toàn để thử những điều mới.

08apr2024240403floating1jpg
“Lạc trôi” là khi bạn không biết mình muốn làm gì với cuộc đời.

Làm bất kỳ điều gì người khác bảo bạn “nên làm”

Cũng có không ít người tích cực tham gia nhiều hoạt động khác nhau trong thời gian thất nghiệp. Điều này là tốt, nhưng quan trọng hơn là bạn học được gì từ chúng. Theo các chia sẻ trên diễn đàn Patient UK, không ít người tham gia chỉ vì nghe người khác khuyên bảo, hoặc vì muốn tránh khỏi cảm giác lãng phí thời gian.

Tình trạng tương tự xảy ra cả với một số người đi làm. To-do list của họ lúc nào cũng đầy kín công việc người khác giao, và họ cứ như vậy tiến hành dù thích hay không. Dần dần họ trở nên khá thụ động, luôn cần người khác “cầm tay chỉ việc” trước những nhiệm vụ mới.

Không có sở thích, đam mê khác ngoài công việc

Đây là vấn đề nhức nhối với cả người đi làm lẫn người thất nghiệp. Không ít người quá tham công tiếc việc, hoặc quá mệt mỏi để phát triển bất cứ sở thích nào khác ngoài giờ làm. Điều này dẫn đến chế độ “tự lái” và lối sống vô định về lâu dài. Và nếu chẳng may mất việc, họ dễ rơi vào khủng hoảng hiện sinh.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/lam-gi-khi-a90439