Giới thiêu về Viện Môi Trường và Tài Nguyên

Giới thiêu về Viện Môi Trường và Tài Nguyên

Giới thiêu về Viện Môi Trường và Tài Nguyên

Ngày 24/05/2021 Viện Môi Trường & Tài Nguyên

Viện Môi trường và Tài nguyên (tên tiếng Anh là Institute for Environment and Resources - IER) có một bề dày hoạt động tính đến nay là gần 40 năm với lịch sử...

BỂ DÀY LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỪ NĂM 1980…

Hình 1. Bề dày lịch sử phát triển của Viện Môi trường và Tài nguyên

Hình 2. Cơ sở Viện Môi trường và Tài nguyên tại Quận 10, TPHCM

… VÀ VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN NGÀY NAY

Hình 2. Cơ sở Viện Môi trường và Tài nguyên tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Với vị trí là Viện nghiên cứu thành viên của ĐHQG-HCM, nhiệm vụ của Viện Môi trường và Tài nguyên được xác định trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là: Nghiên cứu Khoa học - Đào Tạo Sau đại học - Triển khai Chuyển giao Công nghệ trong lĩnh vực Môi trường và Tài nguyên. Bên cạnh đó, Viện còn được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay tách ra là Bộ Tài nguyên và Môi trường) giao phụ trách Trạm Quan trắc Môi trường Quốc gia (Trạm đất liền Quốc gia vùng 3, phụ trách vùng các tỉnh phía Nam).

Hình 3. Nhiệm vụ của Viện Môi trường và Tài nguyên

Qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, Viện Môi trường và Tài nguyên - Viện nghiên cứu đầu tiên thuộc ĐHQG-HCM đã không ngừng phấn đấu và trở thành một Viện nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực môi trường và tài nguyên ở khu vực phía Nam, đóng góp tích cực cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường và tài nguyên trải rộng từ Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây nguyên, cũng như các tỉnh miền Trung.

Về nhân lực:

Viện đã trải qua 4 giai đoạn phát triển được dẫn dắt bởi các giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực môi trường và tài nguyên: GS.TS. Lâm Minh Triết (giai đoạn thành lập và xây dựng nền tảng ban đầu 1996-2004), PGS.TS. Huỳnh Thị Minh Hằng (giai đoạn củng cố các nhóm nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo 2004-2007), GS.TS. Nguyễn Văn Phước (giai đoạn đổi mới và mở rộng hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 2011-2018), và giai đoạn hiện nay - giai đoạn mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, khẳng định vị thế của Viện trong ngành môi trường và tài nguyên trên phạm vi cả nước - do GS.TS. Lê Thanh Hải đảm trách theo quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên vào tháng 06/2019.

Hình 4. Lễ trao quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện MT&TN cho GS.TS. Lê Thanh Hải

Tính đến tháng 04/2019, Viện đã có hơn 200 cán bộ nghiên cứu và giảng dạy, trong đó, có 8 Giáo sư và Phó Giáo sư, 25 cán bộ có trình độ tiến sĩ và hơn 50% trình độ thạc sĩ trở lên, còn lại đa số là trình độ Kỹ sư/Cử nhân có chuyên môn trong các lĩnh vực môi trường và tài nguyên. Nhiều cán bộ là NCS đã và đang học tập và nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới: Đức, Nga, Thụy Sỹ, Áo, Hà Lan, Nhật Bản, Anh, Pháp, Thái Lan, Cộng hòa Séc…

Về cơ sở hoạt động:

Viện hiện hoạt động tại 3 trụ sở gồm:

Với bề dày truyền thống lịch sử lâu dài cộng với vị thế của Viện Môi trường và Tài nguyên là một đơn vị thành viên của ĐHQG-HCM, Viện đã không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt để trở thành một trong những đơn vị đầu đàn trên cả nước trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công nghệ về môi trường và tài nguyên:

Hình 5. Lĩnh vực nghiên cứu

Hình 6. Chuyển giao công nghệ

Hình 7. Số lượng học viên cao học và nghiên cứu sinh của Viện từ 1996-2018

Hình 8. Số lượng học viên cao học và nghiên cứu sinh tốt nghiệp của Viện, 1996-2018

Hình 9. Hội thảo Quốc tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường lần 5, tháng 10/2016

Vui lòng click vào đây để xem chi tiết.

Bên cạnh đó, trong năm 2019, cùng với chủ trương của ĐHQG-HCM, Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu (WACC) - là một đơn vị trực thuộc ĐHQG-HCM sẽ được sáp nhập vào Viện, điều đó tạo nên nhiều cơ hội mới cho Viện như: tăng số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn; tăng cơ sở vật chất, đồng thời giúp Viện có thể mở rộng lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ và cũng như ngành đào tạo.

Hình 10. Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu (WACC)

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/vien-tai-nguyen-moi-truong-a90448