Xã hội học là một ngành học nghiên cứu về các quy luật và tính chất của các quy luật xã hội và tính đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội, từ đó, thực hiện các nghiên cứu về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật này trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc để giải quyết các vấn đề trong xã hội.
Nói cách khác, xã hội học là ngành học cung cấp các kiến thức cơ bản về lý luận, phương pháp nghiên cứu xã hội và các kỹ năng về nghiên cứu, phân tích, phản biện về các vấn đề trong xã hội cần tìm ra giải pháp hoặc đòi hỏi chuyên môn cao để quản lý xã hội hiệu quả hơn.
Theo Macionis - Tiến sĩ xã hội học nổi tiếng cho rằng: Xã hội học là bộ môn khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống về xã hội con người.
Theo định nghĩa của Trung tâm xã hội học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Xã hội học là khoa học về các điều kiện và tính quy luật mà hình thành và phát triển nên con người xã hội, quan hệ giữa con người và xã hội và các hình thức tổ chức con người ở các cơ sở, cộng đồng.
Ví dụ: Vấn đề về bạo lực đang xảy ra ngày càng phổ biến và có thể dễ dàng bắt gặp ở khắp mọi nơi từ bạo lực học đường, bạo lực mạng, bạo lực gia đình,.... khiến cho xã hội trở nên càng căng thẳng, những giá trị đạo đức con người dần mai một, các hành vi vô văn hóa, tội phạm gia tăng cao,...
Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu để giải quyết, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, một xã hội được quản lý hiệu quả trong giai đoạn đất nước đang phát triển.
Ngành xã hội học có chức năng ngày càng quan trọng trong đời sống con người, nó có những chức năng sau:
Xã hội học giúp cho con người có nhận thức một cách rõ ràng và khách quan hơn về xã hội. Những quy luật về sự phát triển, vận động của các quá trình, hiện tượng trong xã hội hiện nay.
Xã hội học cũng là một môn khoa học nên có trang bị cho người học những kiến thức mới và sâu sắc hơn về thế giới quan khi tiếp cận với các hiện tượng xã hội.
Dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu về xã hội học, ta có thể biết được những xu hướng trong tương lai của các mặt trong xã hội. Từ đó, ta có thể đúc kết ra được những cách khắc phục, phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực và thúc đẩy, phát huy tối đa những mặt tích cực trong xã hội.
Ngoài ra, xã hội học còn giúp tạo ra thêm nhiều những lý luận, phương pháp mới làm phong phú thêm góc nhìn và nhận thức về xã hội của con người, góp phần xây dựng và phát triển nguồn tư duy sáng tạo đúng đắn, linh hoạt.
Xã hội học giúp chúng ta có đầy đủ nhận thức và củng cố tư tưởng về vai trò và vị trí của con người trong xã hội. Đặc biệt đối với những nhà quản lý, lãnh đạo xã hội, họ luôn là người phải nắm bắt được những trạng thái tâm lý xã hội kịp thời của nhân dân để có những quyết định, đối sách phù hợp.
Xã hội học còn góp phần xây dựng, hình thành nên hệ thống các tư tưởng thông qua những thực trạng xã hội và các kết quả nghiên cứu thực tiễn, làm cho con người trong xã hội được giáo dục về mặt tư tưởng về những việc nên hoặc không nên làm. Từ đó, con người sẽ có đầy đủ nhận thức về vai trò và vị trí của mình trong xã hội để tự có những điều chỉnh trong hành vi, nhận thức sao cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Bên cạnh đó, nhờ vào xã hội học con người còn rèn luyện được kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong việc theo dõi nhanh chóng, sát sao các xu hướng biến đổi trong tư tưởng và hành vi của con người trong xã hội và đưa ra những quyết định thuyết phục, có luận chứng khoa học.
Căn cứ vào những nghiên cứu, kết quả khoa học về xã hội, ta có thể đưa ra những lý thuyết dự báo về những tiềm năng có triển vọng của quá trình vận động xã hội trong tương lai.
Đây là chức năng quan trọng và mạnh nhất của xã hội học vì nhờ vào nó, ta có thể đưa ra những dự báo về xu hướng xã hội và có những đối sách phù hợp, tối ưu hết mức sự phát triển của đất nước.
Xã hội học có vai trò to lớn trong việc cải tạo xã hội trong thực tiễn. Nó được khẳng định trong mệnh đề vô cùng nổi tiếng “Biết dự đoán, biết kiểm soát” của Auguste Comte - Cha đẻ của xã hội học. Bên cạnh đó, Các Mác cũng cho rằng “Các nhà triết học cho tới nay mới chỉ giải thích thế giới. Vấn đề là biến đổi thế giới”, xã hội học chính là kim chỉ nam, định hướng để ta bắt đầu biến đổi thế giới theo hướng tốt đẹp và phát triển hơn.
Xã hội học không phải là môn nghiên cứu về cách quản lý nhưng nó đưa ra những phương pháp luận mà khi ứng dụng nó trong quản lý ta có thể tối ưu được kết quả mong muốn nhận được.
Ngành nghề sau khi ra trường của sinh viên ngành xã hội học là gì? là những băn khoăn mà các học sinh đang ở ngưỡng cửa đại học và các sinh viên ngành này thường gặp phải. Sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học có thể đảm nhận các công việc sau:
Biên tập viên, phóng viên hoặc chuyên viên tổ chức sự kiện.
Nhà nghiên cứu, tư vấn về chính sách phát triển bền vững, truyền thông, quảng cáo.
Nhà nghiên cứu thị trường.
Điều phối viên, chuyên viên cho quỹ phát triển, hoạt động tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.
Nhân viên làm công tác xã hội, phát triển cộng đồng.
Giảng viên làm công tác giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng.
Người đào tạo các khóa học ngắn hạn cho các tổ chức, cộng đồng.
Chuyên viên tư vấn, nghiên cứu cho các cơ quan hành chính, cơ quản Đảng và các đoàn thể, cơ quan phòng chống tệ nạn xã hội.
Trả lời cho câu hỏi Ngành xã hội học có tương lai không? Có thể thấy, ngành xã hội học là một ngành học có triển vọng tương lai rộng mở với nhiều vị trí công việc đa dạng. Sinh viên ngành xã hội học có thể đảm nhiệm công việc các lĩnh vực sau: Lĩnh vực kinh doanh, quản lý, quan hệ công chúng, hành chính công, giáo dục, đào tạo,....
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi xã hội học là gì? Có thể khẳng định rằng, xã hội học là một ngành học rất hay và thú vị với cơ hội làm việc rộng mở. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/co-nen-hoc-nganh-xa-hoi-hoc-a91152