Quá trình nhân đôi ADN luôn diễn ra liên tục trong cơ thể chúng ta và hầu hết tất cả sinh vật trên thế giới. Có thể tự hiểu, nhân đôi ADN là quá trình ADN tạo ra bản sao của chính mình để đảm bảo rằng mỗi tế bào mới đều có thông tin di truyền giống với tế bào mẹ. Hãy cùng DNA TESTINGS tìm hiểu chi tiết hơn về quá trình này cũng như kết quả ra sao trong bài viết dưới đây.
Theo khái niệm trong sinh học phân tử, nhân đôi ADN là quá trình mà một phân tử ADN sợi kép được tháo xoắn và sao chép để tạo ra hai phân tử ADN y hệt nhau. Đây được xem là một quá trình cơ bản nhất trong tế bào, bất kỳ sinh vật nào cũng xảy ra quá trình này.
Sau khi ADN phân chia, hai tế bào con phải đảm bảo mang chính xác thông tin di truyền giống hệt tế bào mẹ. Cho nên, mỗi sợi ADN hoạt động như là một khuôn mẫu để nhân đôi.
Quá trình nhân đôi ADN xảy ra theo ba giai đoạn chính:
Quá trình nhân đôi ADN xảy ra theo ba nguyên tắc cơ bản sau:
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra chủ yếu tại pha S kỳ trung gian của chu kỳ tế bào. Thời gian diễn ra quá trình này tùy thuộc vào từng loại tế bào khác nhau. Như là ở tế bào người tăng sinh nhanh thì pha S kéo dài khoảng 8 giờ. Nhưng ở tế bào trứng phân chia tế bào, pha S xảy ra rất ngắn xen kẽ với các pha M.
Ngoài ra, vị trí nhân đôi ADN cũng khác nhau tùy theo từng loài sinh vật hay nơi mà ADN cư ngụ trong tế bào:
Là thành phần quan trọng trong quá trình nhân đôi ADN. Vì vật liệu di truyền tạo ra sẽ dựa trên khuôn mẫu ADN ban đầu hay ADN mẹ. ADN mạch khuôn chịu trách nhiệm liên kết chặt chẽ với nucleotit và truyền đạt thông tin gen chính xác từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Để tạo ra được mạch mới từ mạch khuôn ban đầu, phải có sự tương tác của các nucleotit tự do với ADN mẹ. Cụ thể là các Nucleotit Triphotphat bao gồm A (ATP), T (TTP), G (GTP) và X (XTP). Ngoài ra, còn có các ribonucleotit A, U, G và X để tổng hợp các đoạn mồi phục vụ quá trình nhân đôi ADN.
Protein có vai trò quan trọng trong quá trình này vì sẽ gắn đặc hiệu vào sợi ADN để liên kết và hỗ trợ sao chép:
Thành phần quan trọng làm nên quá trình nhân đôi ADN là enzyme, đây là những chất tiên quyết trong quá trình này để tổng hợp ra hai mạch ADN mới.
Xuyên suốt trong quá trình nhân đôi ADN nguồn năng lượng được sử dụng là ATP (Adenosine Triphosphate).
Các nhà nghiên cứu về sinh học phân tử đã tìm ra rằng, ADN luôn trong trạng thái đóng xoắn vì đây là một phân tử rất dài và chứa nhiều cặp nucleotit, mà tế bào thường nhỏ không đủ để chứa. Cho nên để không bị hạn chế trong chiều không gian chật hẹp, phân tử ADN phải cuộn lại, đóng xoắn ngắn lại để phù hợp hơn với tế bào. Mà quá trình nhân đôi ADN cần được tiến hành trên từng nu nên bắt buộc phải tháo xoắn trước khi bắt đầu. Các bước thực hiện sẽ bao gồm:
Đầu tiên, enzyme Topoisomerase tháo xoắn phân tử ADN từ trạng thái siêu xoắn.
Tiếp theo, Enzyme Helicase tách hai mạch đơn của ADN ra bằng cách phá vỡ các liên kết hydro giữa các cặp base với nhau (A - T, C - G), tạo thành chạc chữ Y (Ngã ba sao chép) để lộ ra hai mạch đơn làm khuôn cho việc tạo các sợi ADN mới.
Có hai dạng mạch ADN mới được tổng hợp: Mạch dẫn đầu là sợi ADN được xếp theo chiều 3′ tới 5′ (về phía chạc chữ Y) và mạch còn lại là mạch trễ là sợi ADN được xếp theo chiều ngược lại 5′ tới 3′ (Cách xa chạc chữ Y). Mỗi mạch mới sẽ được sao chép khác nhau tùy theo hướng sắp xếp.
Để bắt đầu tổng hợp mạch ADN mới phải có sự xuất hiện của đoạn mồi, đoạn mồi được tổng hợp bởi Enzyme Primase. Sau đó, enzyme DNA Polymerase liên tục liên kết các nucleotit tự do có trong môi trường nội bào với các nucleotit có sẵn ở mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. Tuy nhiên, enzyme DNA Polymerase có hoạt tính chiều 5′-3′, nghĩa là chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5′-3′.
Cho nên, đối với mạch khuôn có đầu 3′ thì mạch bổ sung được tổng hợp liên tục theo chiều cùng chiều tháo xoắn là 5′-3′. Còn đối với mạch khuôn đầu 5′, khi tổng hợp mạch bổ sung sẽ bị ngắt quãng tạo lên các đoạn okazaki ngược chiều với chiều tháo xoắn. Để nối các đoạn okazaki lại với nhau, enzyme ligase sẽ xuất hiện để gắn lại tạo một mạch bổ sung hoàn chỉnh.
Mạch ADN mới được tổng hợp tới đâu thì 2 mạch đơn của sợi ADN ban đầu sẽ xoắn lại đến đó, từ đó tạo thành 2 phân tử ADN mới. Những phân tử ADN này sẽ có đặc điểm hầu như giống hệt nhau và giống sợi ADN ban đầu (Nếu có sự khác biệt thì chỉ khác một phần cực nhỏ, không đáng kể). Và trong mỗi phân tử ADN mới sẽ có 2 mạch, 1 mạch đơn mới được tổng hợp và 1 mạch đơn cũ từ sợi ADN ban đầu.
Quá trình nhân đôi ADN tại pha S của kỳ trung gian có vai trò và ý nghĩa vô cùng lớn về sự phát triển của cơ thể vì đây là một giai đoạn để chuẩn bị cho quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể và tiếp đó là quá trình phân chia tế bào của cơ thể. Một ý nghĩa quan trọng của quá trình này là có thể trả lời cho câu hỏi vì sao các thế hệ đều có sự truyền đạt thông tin di truyền một cách chính xác như thế.
Từ những thông tin trên, chúng tôi mong rằng đã cung cấp đầy đủ kiến thức về quá trình nhân đôi ADN. Đây là một phần kiến thức quan trọng trong cuộc sống, để mọi người có thể hiểu hơn về cơ thể lẫn cơ chế hoạt động của cơ thể qua từng thế hệ. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ tới hotline: 0938 454 900 (Ms. Phượng) của trung tâm để được tư vấn chi tiết hơn.
>> Tham khảo thêm: CfDNA là gì? Ứng dụng cfDNA trong xét nghiệm NIPT
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/qua-trinh-nhan-doi-adn-duoc-thuc-hien-theo-nguyen-tac-gi-a91154