Bệnh sán dây lây nhiễm cho người qua đường nào? Dấu hiệu, nguyên nhân

Bệnh sán dây lây nhiễm cho người qua đường nào? Dấu hiệu, nguyên nhân

Sán dây là loại ký sinh trùng có thân dẹp, màu trắng đục và gồm nhiều đốt nối tiếp nhau nhưng lại không có bộ phận tiêu hóa. Chính vì thân dài và hẹp nên có tên sán dây. Sán dây ký sinh ở người thường gây bệnh nhẹ, không triệu chứng, dễ điều trị nhưng có khi ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, chúng ta cần nhận biết các triệu chứng, nguyên nhân, trang bị cách bảo vệ bản thân và gia đình trước các yếu tố gây bệnh sán dây tiềm ẩn này.

bệnh sán dây

Bệnh sán dây là gì?

Bệnh sán dây (còn gọi là sán dải) gây ra tình trạng nhiễm ký sinh trùng ở ruột. Nguyên nhân do trứng sán dây (sán dây lợn, sán dây bò, sán dây cá…) xâm nhập từ động vật vào người qua đường miệng, đặc biệt là thói quen ăn thịt sống, thịt tái hoặc chưa nấu chín. Thông thường, cơ thể bị nhiễm sán sẽ gặp các triệu chứng nhẹ và không đặc hiệu như mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy. Các triệu chứng cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại sán dây mắc phải. (1)

bệnh sán dây là gì
Cơ thể nhiễm sán dây là do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm trứng hoặc ấu trùng sán dây

Phân loại

Sán dây không thể sống tự do một mình ở môi trường bên ngoài mà tồn tại trong ruột của động vật và con người. Ở người, sán dây ký sinh dưới hình thức sán trưởng thành và ấu trùng. Tùy theo loại vật chủ trung gian (bò, heo, cá…) mà loại sán dây ký sinh vào và gây bệnh cho người sẽ có những tên gọi khác nhau: sán dây lợn, sán dây bò, sán dây cá… (2)

1. Sán dây lợn

2. Sán dây bò

3. Sán dây cá

ký sinh trùng đang được phân tích
Một loại ký sinh trùng ký sinh trong cá nước ngọt đang được phân tích tại phòng thí nghiệm

Sán dây lây nhiễm cho người qua đường nào?

Ký sinh trùng học cũng chia sán dây thành 2 lớp:

Khi chúng ta ăn thịt heo, thịt bò có ấu trùng sán (nang sán) chưa được nấu chín, nang sán đi vào cơ thể người sẽ phát triển thành sán dây lợn/ sán dây bò trưởng thành và ký sinh ở ruột non của người.

Trường hợp ăn phải trứng sán dây lợn (thường có trong rau, trái cây tươi, nước uống… do chưa được rửa sạch), trứng sẽ phát triển thành ấu trùng sán dây lợn trong cơ thể, gây bệnh ấu trùng sán dây lợn (còn gọi là bệnh người gạo). Tình huống này hiếm xảy ra ở ấu trùng sán dây bò.

Triệu chứng nhiễm sán dây

Bệnh sán dây trưởng thành

Bệnh ấu trùng

Nguyên nhân gây nhiễm sán dây

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh sau khi ăn phải trứng hoặc ấu trùng sán dây. Theo đó, các nguyên nhân lây nhiễm phổ biến bao gồm:

Ăn phải trứng sán

Trứng sán xâm nhập vào con người thông qua 3 con đường chính là: thức ăn, nước, đất bị ô nhiễm.

Nếu trong vật chủ (heo, bò…) có sán dây, các đốt hoặc trứng của sán có thể có trong phân vật chủ và rơi xuống đất. Mỗi đốt có thể chứa hàng nghìn trứng.

Một người có thể bị nhiễm bệnh sán dây do:

Trứng nở thành ấu trùng, đi vào ruột sau đó di chuyển và lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể. Loại nhiễm trùng này phổ biến nhất với sán dây từ lợn.

Ăn thịt hoặc cá bị nhiễm bệnh

Nếu thịt hoặc cá mang nang ấu trùng và không được nấu chín hoặc còn sống, thì những nang này có thể đi đến ruột và phát triển thành sán dây trưởng thành.

Một con sán dây trưởng thành có thể có các đặc điểm sau:

Nhiễm sán dây cá phổ biến hơn ở các quốc gia thường tiêu thụ cá sống, chẳng hạn như Đông u, các nước vùng Scandinavia (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển…) và Nhật Bản. Những loại cá nước ngọt chưa nấu chín hoặc sống như cá hồi, là những nguồn lây phổ biến nhất.

Lây truyền từ người sang người

Sán dây lùn có thể lây truyền từ người sang người. Đây cũng là loài sán dây duy nhất có thể trải qua toàn bộ vòng đời của mình trong một vật chủ duy nhất. Nhiễm sán dây lùn là bệnh nhiễm sán dây phổ biến nhất trên toàn cầu.

Lây truyền từ côn trùng sang người

Bọ chét và một số loại bọ khác có thể nhiễm trứng sán khi ăn phân của chuột hoặc chuột bị nhiễm bệnh. Những côn trùng này có thể lây nhiễm sang người với vai trò là vật chủ trung gian và sán dây chuyển từ trứng sang giai đoạn trưởng thành. Loại nhiễm trùng này xảy ra với sán dây lùn và phổ biến hơn nhiều ở những nơi thực hành vệ sinh kém.

Tái nhiễm sán

Trong quá trình điều trị, con người có thể tự tái nhiễm nếu không tuân thủ các biện pháp vệ sinh tốt. Trứng có trong phân người, việc không rửa tay sau khi đi vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ tái nhiễm.

Không chú ý đến các yếu tố nguy cơ nhiễm sán dây

Các yếu tố rủi ro bao gồm:

Sán dây sống ký sinh ở đâu?

Ăn thịt chưa nấu chín của động vật bị nhiễm bệnh là nguyên nhân chính gây nhiễm sán dây ở người.

Biến chứng

Nguy cơ xảy ra biến chứng phụ thuộc vào một số yếu tố, trong đó bao gồm loại sán dây và người bệnh có được điều trị hay không:

biến chứng sán dây
Nang hydatid của sán dây Echinococcus granulosus trong gan

Phương pháp chẩn đoán

Khi nghi ngờ nhiễm sán dây hoặc có các triệu chứng nhiễm sán, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám. Số ít người cũng có thể thấy các đốt sán dây trưởng thành trong phân của họ. Tuy nhiên, kiểm tra mẫu phân vẫn là việc làm cần thiết. Trong lúc khám, bác sĩ cũng có thể kiểm tra khu vực xung quanh hậu môn của người bệnh để tìm dấu hiệu của trứng hoặc ấu trùng.

Các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán sau có thể được sử dụng, tùy thuộc vào loại nhiễm ấu trùng sán dây:

Điều trị bệnh nhiễm sán dây

Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng trên, bạn nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp đối với từng loại sán mắc phải. (4)

thuốc tẩy giun
Thuốc tẩy giun hiệu quả đối với giun chỉ hoặc giun kim, trùng roi, giun đũa, giun móc, sán dây

Thuốc uống

Thuốc chống viêm

Nếu nhiễm trùng ảnh hưởng đến các mô bên ngoài ruột, người bệnh có thể cần dùng một đợt thuốc kháng viêm steroid để giảm sưng do sự phát triển của u nang.

Phẫu thuật u nang

Nếu bệnh nhân bị u nang đe dọa đến tính mạng đã phát triển trong các cơ quan quan trọng như phổi hoặc gan, có thể phải phẫu thuật. Bác sĩ có thể tiêm thuốc vào u nang (chẳng hạn như formalin) để tiêu diệt ấu trùng trước khi loại bỏ u nang.

Phòng ngừa bệnh sán dây

Để phòng ngừa nhiễm sán dây cần duy trì những việc làm cụ thể, bao gồm:

Hiện, Trung tâm Xét nghiệm - BVĐK Tâm Anh, TP.HCM đang triển khai dịch vụ Xét nghiệm Ký sinh trùng, bao gồm: Xét nghiệm phân (soi tìm KST) và Xét nghiệm máu (huyết thanh chẩn đoán KST).

Sở dĩ có được các kết quả xét nghiệm chính xác, kịp thời cho người bệnh là nhờ Trung tâm Xét nghiệm, BVĐK Tâm Anh được đầu tư xây dựng khang trang, bố trí hệ thống trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, đạt tiêu chuẩn An toàn sinh học cấp 2.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/dac-diem-nao-duoi-day-la-cua-san-day-a91221