Quản lý dữ liệu là gì? Phương pháp quản lý dữ liệu hiệu quả

Quản lý dữ liệu là gì? Phương pháp quản lý dữ liệu hiệu quả

Quản lý dữ liệu không chỉ là công việc quan trọng mà còn là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Tuy nhiên, làm thế nào để thực hiện việc quản lý một cách hiệu quả? Đó chính là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp quan tâm và cần được giải đáp. Cùng FPT IS tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến được sử dụng nhiều

1. Quản lý dữ liệu là gì?

Quản lý dữ liệu là một quá trình thu thập, lưu trữ và duy trì dữ liệu trong một doanh nghiệp, tổ chức, đảm bảo dữ liệu có điều kiện phù hợp để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh và ra quyết định. Quá trình quản lý dữ liệu là sự kết hợp của nhiều công việc khác nhau, từ chuẩn bị, làm sạch, lập danh mục dữ liệu… để đảm bảo dữ liệu được chính xác và có thể truy cập được.

Quản trị giữ liệu giúp thúc đẩy quá trình vận hành hiệu quả
Quản lý các dữ liệu hiệu quả thúc đẩy quá trình vận hành và đưa ra các chiến lược phù hợp

Xem thêm: Machine Learning là gì? Cách hoạt động và ứng dụng của học máy

2. Tại sao quản lý dữ liệu quan trọng đối với doanh nghiệp?

Quản lý dữ liệu là bước không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp trong thời đại số hiện nay. Dữ liệu không chỉ đơn thuần là các con số và thông tin, mà còn là nguồn tài nguyên quý giá giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và xu hướng thị trường xung quanh.

Dưới đây là một số lý do cụ thể tại sao quản lý dữ liệu quan trọng đối với doanh nghiệp:

Doanh nghiệp cần quản trị và kiểm soát nguồn dữ liệu
Thiết lập quản trị và kiểm soát hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tin cậy vào dữ liệu hơn

Tham khảo: Master Data Management là gì? Chi tiết về Quản lý dữ liệu chủ

3. Các kỹ thuật quản lý dữ liệu

Quản lý dữ liệu đóng nhiều vai trò trong môi trường dữ liệu của tổ chức, giúp các chức năng thiết yếu trở nên dễ dàng và ít tốn thời gian hơn. Các kỹ thuật quản trị dữ liệu này bao gồm:

Hệ thống quản lý dữ liệu giúp các chức năng thiết yếu tối ưu thời gian vận hành
Quản lý dữ liệu giúp các chức năng thiết yếu trở nên dễ dàng và ít tốn thời gian hơn

Tham khảo: Customer data platform là gì? Vai trò, quy trình thiết lập CDP cho doanh nghiệp

4. Những thách thức về quản lý dữ liệu

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc quản lý dữ liệu đối mặt với một loạt các thách thức đa dạng và phức tạp. Sau đây sẽ là các thách thức phổ biến trong hoạt động quản trị dữ liệu.

Quy mô và hiệu năng

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp mong muốn có một phần mềm hệ thống quản lý dữ liệu hoạt động hiệu quả ngay cả khi sở hữu quy mô lớn. Do đó, để giúp duy trì thời gian đáp ứng cao điểm ngay khi dữ liệu gia tăng theo cấp số nhân, các tổ chức phải liên tục theo dõi cũng như đặt cấu hình cơ sở hạ tầng.

Những thay đổi liên tục về yêu cầu

Nhiều quy định tuân thủ rất phức tạp và có thể thay đổi theo thời gian, tương tự như yêu cầu của khách hàng cũng nhanh chóng thay đổi. Mặc dù doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn về nền tảng quản trị dữ liệu mà họ có thể sử dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải đánh giá liên tục các quyết định về cơ sở hạ tầng nhằm duy trì tính linh hoạt về công nghệ thông tin hay tuân thủ đúng pháp lý và mức chi phí thấp hơn.

Đào tạo nguồn nhân lực

Một thách thức cũng đáng quan ngại đó chính là việc bắt đầu quy trình quản lý dữ liệu trong bất kỳ doanh nghiệp, ngay cả khối lượng dữ liệu lớn và chưa kể đến sự tồn tại các silo liên ngành. Do đó, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch quản lý và phổ cập cho nhân viên những hệ thống, quy trình mới đòi hỏi nhiều công sức và thời gian.

Doanh nghiệp cần có cách quản lý dữ liệu hiệu quả
Việc xử lý một lượng lớn dữ liệu từ các nguồn đòi hỏi các giải pháp quản lý hiệu quả

Nội dung liên quan: 10+ phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu tối ưu nhất hiện nay

5. Các phương pháp giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu hiệu quả

Việc triển khai các phương pháp hay nhất có thể giúp doanh nghiệp giải quyết một số thách thức và mang đến nhiều lợi ích. Tận dụng tối đa dữ liệu bằng chiến lược quản lý hiệu quả như sau:

5.1. Xác định rõ mục tiêu của doanh nghiệp

Giống như mọi hoạt động kinh doanh khác, bước đầu tiên là xác định mục tiêu của tổ chức. Đặt ra mục tiêu sẽ giúp xác định quy trình thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu.

Các mục tiêu kinh doanh được hoạch định rõ sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp chỉ giữ và tổ chức dữ liệu có liên quan đến việc ra quyết định và ngăn việc hệ thống quản trị dữ liệu trở nên quá tải và không thể quản lý được.

Các mục tiêu cần được xác định rõ, chi tiết để sắp xếp dữ liệu phù hợp hỗ trợ cho quá trình ra quyết định
Các mục tiêu được xác định rõ ràng đảm bảo sắp xếp dữ liệu phù hợp cho việc ra quyết định

5.2. Tập trung vào chất lượng dữ liệu

Thiết lập một hệ thống quản lý dữ liệu nhằm cung cấp cho tổ chức về dữ liệu đáng tin cậy bằng việc áp dụng các quy trình để cải thiện chất lượng dữ liệu.

Trước tiên, tạo mục tiêu để hợp lý hóa việc thu thập, lưu trữ dữ liệu nhưng đảm bảo kiểm tra thường xuyên về mức độ chính xác của dữ liệu để không bị cũ.

Các quy trình này cũng phải xác định được định dạng không nhất quán, lỗi chính tả và các lỗi khác sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Đào tạo các thành viên trong nhóm về quy trình thích hợp để nhập dữ liệu và thiết lập tự động hóa chuẩn bị dữ liệu là một cách khác để đảm bảo chính xác ngay từ đầu.

Cơ sở quản lý dữ liệu cung cấp cho doanh nghiệp nguồn dữ liệu đáng tin cậy
Thiết lập hệ thống quản trị dữ liệu nhằm cung cấp cho tổ chức về dữ liệu đáng tin cậy

5.3. Quản lý quyền truy cập

Thay vì đưa ra các quy tắc chung cho nhân viên, doanh nghiệp nên thiết lập các cấp độ quyền khác nhau để mỗi người có thể truy cập vào dữ liệu liên quan để thực hiện công việc. Điều này đặc biệt quan trọng trong các tổ chức có nhiều bộ phận hoặc nhiều nhóm công việc, nơi mà việc quản lý quyền truy cập phải linh hoạt và có khả năng điều chỉnh theo nhu cầu cụ thể.

Doanh nghiệp cho phép nhân viên truy cập vào dữ liệu liên quan
Thiết lập các cấp độ quyền khác nhau để nhân viên có thể truy cập vào dữ liệu liên quan

5.4. Ưu tiên vấn đề bảo mật dữ liệu

Dữ liệu phải có thể truy cập được với người dùng nội bộ tổ chức, nhưng phải áp dụng các biện pháp bảo vệ để giữ dữ liệu an toàn, ngăn chặn truy cập từ bên ngoài. Đào tạo nhân lực về quản lý dữ liệu đúng cách và đảm bảo quy trình đáp ứng các yêu cầu tuân thủ.

Hãy chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất và có sẵn chiến lược để xử lý rủi ro tiềm ẩn. Việc xây dựng hệ thống quản trị dữ liệu phù hợp có thể giúp dữ liệu được bảo mật và an toàn.

Lựa chọn phần mềm an toàn, có tính bảo mật cao
Tìm kiếm phần mềm quản trị dữ liệu phù hợp có thể giúp dữ liệu được bảo mật an toàn

Tham khảo: Customer 360 là gì? Lợi ích và thách thức khi triển khai

6. FPT IS - Đồng hành cùng doanh nghiệp làm chủ và quản lý dữ liệu hiệu quả

Việc khai thác và tối ưu dữ liệu chính là thử thách mà nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt. Thấu hiểu và đồng hành, giải pháp và dịch vụ Data & AI tại FPT IS cam kết giúp tổ chức xây dựng chiến lược quản lý dữ liệu phù hợp, hiệu quả và tạo nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững.

Với nền tảng phương pháp luận FPT Data Driven Kazien, FPT IS sẽ đồng hành cùng khách hàng đánh giá cụ thể mức độ khả thi của nguồn dữ liệu dựa trên hiệu quả chuyển đổi số trước đó của doanh nghiệp, sẵn sàng thiết lập chiến lược khai thác hiệu quả.

Hiện nay, FPT IS cung cấp các dịch vụ, sản phẩm Data & AI toàn diện và đa dạng, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của tổ chức:

FPT IS cung cấp dịch vụ Data & AI chuyên nghiệp, tối ưu
Dịch vụ Data & AI tại FPT IS giúp tổ chức xây dựng chiến lược sử dụng dữ liệu phù hợp

Các bài viết liên quan:

Bằng cách xác định rõ mục tiêu kinh doanh, áp dụng các phương pháp quản lý dữ liệu hiện đại, tổ chức có thể tối ưu hóa giá trị của dữ liệu và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Với những thông tin trên đây, FPT IS hy vọng các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng cũng như cách để quản trị dữ liệu hiệu quả và thành công.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/quan-ly-du-lieu-la-gi-a91480