Cách làm các dạng bài IELTS Reading hiệu quả ăn trọn điểm

Cách làm các dạng bài IELTS Reading hiệu quả ăn trọn điểm

Cấu trúc phần thi IELTS Reading

Các bài đọc thường được trích xuất từ các bài báo, tạp chí,... với lượng từ vựng trải dài thuộc nhiều chủ đề khác nhau, cũng vì vậy ngôn ngữ trong các bài đọc IELTS Reading không gói gọn trong một trình độ nhất định mà trải đều ở các mức độ thông hiểu khác nhau.

Trong đó:

Phân bổ thời gian được khuyến nghị là 20 phút cho mỗi bài đọc.

Từ phần 1 đến phần 3, bài đọc có độ khó tăng dần. Các chủ đề của 3 bài cũng thường thuộc những lĩnh vực khác nhau hoàn toàn. Nội dung bài đọc có thể xoay quanh những chủ đề phổ biến như môi trường, giao thông, giáo dục, sức khỏe,... hoặc các chủ đề ít phổ biến hơn như: khảo cổ học, thiên văn học, khoa học hành vi,...

Thang điểm IELTS Reading

Điểm Reading của thí sinh được quy đổi từ điểm thô (Raw score). Với mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được một điểm. Như vậy số điểm thô tối đa là 40 điểm, tương ứng với 40 câu trả lời đúng.

Dựa vào số câu trả lời đúng trên tổng số 40 câu hỏi trong bài thi kỹ năng đọc hiểu, cách tính điểm IELTS Reading như sau:

Số câu đúng

Mức điểm

39 - 40

9.0

37 - 38

8.5

35 - 36

8.0

33 - 34

7.5

30 - 32

7.0

27 - 29

6.5

23 - 26

6.0

20 - 22

5.5

16 - 19

5.0

13 - 15

4.5

10 - 12

4.0

7 - 9

3.5

5 - 6

3.0

3 - 4

2.5

Các trường hợp câu trả lời không được tính đúng:

Các dạng bài Reading IELTS và cách làm hiệu quả

Dạng bài Multiple Choice - Chọn đáp án

Multiple Choice là dạng câu hỏi trắc nghiệm. Thí sinh sẽ dựa vào các đáp án đã cho để chọn đáp án đúng. Dạng câu hỏi này khá giống với dạng câu hỏi True/False/Not Given. Trong đề bài sẽ nêu rõ thí sinh cần chọn 1 hay bao nhiêu đáp án đúng trong những đáp án được cho.

Thí sinh có thể tham khảo hình ảnh minh họa các câu hỏi thuộc dạng Multiple Choice đã từng xuất hiện trong bài thi Reading IELTS sau:

Cách làm bài Reading IELTS hiệu quả dạng Multiple ChoiceMultiple Choice - Một trong các dạng bài Reading IELTS

Theo đó, thí sinh sẽ phải trả lời tổng cộng 5 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 4 đáp án đưa ra. Từ 4 đáp án trong mỗi câu hỏi thí sinh chọn đáp án chính xác nhất.

Kỹ năng yêu cầu:

Tips làm bài Reading IELTS:

Xem chi tiết: Cách làm dạng bài Multiple Choice trong IELTS Reading

Dạng bài True/False/Not Given - Yes/No/Not Given

Một trong các dạng bài Reading IELTS thường gặp nhất đó là True, False và Not Given. Đây là dạng bài đòi hỏi thí sinh phải đưa ra lựa chọn Đúng, Sai hoặc thông tin KHÔNG CÓ trong bài đọc dựa trên nội dung bài đọc và những thông tin đề bài cung cấp.

Đặc điểm nhận biết dạng bài này đó là thí sinh sẽ nhận được 1 danh sách các câu hỏi, yêu cầu lựa chọn thông tin đó là Đúng - Sai - Không được đưa ra.

Đây là dạng bài cần dựa vào facts có trong bài. Một trong các dấu hiệu nhận biết là “Do the following statements agree with the information given in Reading…?”. Dưới đây là ví dụ cụ thể về dạng bài True/False/Not Given mà bạn có thể tham khảo:

IELTS Reading Tips dạng True/False/Not GivenMẹo làm bài reading ielts dạng True/False/Not Given

Dạng câu hỏi Yes/No/Not Given cũng tương tự như True/False/Not Given. Thí sinh sẽ phải lựa chọn Đồng ý/Không/Không có. Dạng câu hỏi này cần phải suy luận theo ý kiến, quan điểm của tác giả.

Cách làm bài Reading IELTS Yes/No/Not Given không khác với True/False/Not Given nhưng thí sinh cần chú ý phải điền đúng Yes/No thay vì True/False.

Đây là dạng bài cần suy luận theo ý kiến, quan điểm của tác giả. Một trong các dấu hiệu nhận biết là “Do the following statements agree with the claims of the writer in Reading…?”. Tham khảo ví dụ được minh họa trong hình ảnh sau để hiểu rõ về dạng bài Yes/No/Not Given:

Reading IELTS tips - Dạng bài Yes/No/Not GivenTips for ielts reading - Dạng bài IELTS Reading Yes/No/Not Given

Kỹ năng yêu cầu:

Tips làm bài Reading IELTS:

Để hiểu rõ các phân biệt các nhận định trên và hoàn thành tốt dạng bài này trong bài thi IELTS Reading, thí sinh có thể tham khảo bài viết: Chiến lược làm dạng bài True/False/Not Given trong IELTS Reading

Thí sinh có thể tham khảo cách làm bài này tại bài viết: Cách làm dạng bài Yes/No/Not Given

Dạng bài Matching Information

Nhắc đến các dạng bài Reading IELTS thường gặp thì chắc chắn không thể bỏ qua Matching Information, tức là nối thông tin trong câu với đoạn văn chứa thông tin đó trong bài đọc. Dạng bài này thường khiến thí sinh mất nhiều thời gian nếu như không nắm được cách thức làm bài.

Cụ thể, thí sinh sẽ nhận được các thông tin từ bài đọc. Việc của thí sinh lúc này là phân tích và đưa ra đáp án câu nói đó thuộc đoạn văn (paragraph). Thông thường sẽ có 5 dạng thông tin là:

Để hiểu rõ hơn về dạng bài Matching Information có thể tham khảo một ví dụ mà Anh Ngữ ZIM chia sẻ sau:

Cách làm Reading IELTS - dạng bài IELTS Reading Matching InformationMatching Information - reading ielts tips

Kỹ năng yêu cầu:

Tips for IELTS Reading dạng Matching Information:

Để hoàn thành dạng bài này, thí sinh có thể tham khảo bài viết: Chiến lược làm bài IELTS dạng Matching Information

Dạng bài Matching Headings Question

Thêm một trong các dạng bài Reading IELTS thường gặp trong bài thi nữa là Matching Headings, tức dạng bài nối tiêu đề. Cụ thể, thí sinh sẽ được cho 5 - 7 tiêu đề và các section hoặc đoạn trong văn bản.

Thí sinh phải nối tiêu đề với section/đoạn trong văn bản với nhau cho phù hợp. Số lượng tiêu đề với số lượng section/đoạn trong văn bản có thể không giống nhau.

Đây là một ví dụ cụ thể về dạng bài matching Headings đã được cho trong bài thi:

Mẹo làm bài Reading IELTS dạng Matching Heading Questionielts reading tips cho dạng Matching Heading Question

Yêu cầu kỹ năng:

Tips làm bài Reading IELTS:

Đây là một dạng bài dược đánh giá là khó trong IELTS Reading, thí sinh có thể tham khảo bài viết sau để có thể làm bài tốt hơn: Cách làm bài Matching Headings trong IELTS Reading

Dạng bài Matching Features - Nối đặc điểm

Matching Features - nối đặc điểm cũng là một trong các dạng bài Reading IELTS thường gặp. Yêu cầu của dạng bài này đó là đòi hỏi thí sinh sẽ phải tìm thông tin cụ thể về đặc điểm có thể là của người, vật, địa điểm hay điều gì đó nổi bật đề cập tới trong bài. Trong đề bài sẽ cung cấp các danh từ riêng và thí sinh sẽ phải nối chung với những câu có miêu tả những đặc điểm nổi bật của danh từ đó.

Hình ảnh dưới đây là một ví dụ về dạng bài Matching Features, trong đó bài cung cấp một đoạn văn và đưa ra các câu hỏi. Trong câu hỏi có 2 mục, gồm một câu/đoạn văn và mục đề cập đặc điểm để thí sinh lựa chọn nối phù hợp.

Yêu cầu kỹ năng:

Tips for IELTS Reading dạng Matching Features:

Thí sinh có thể tham khảo cụ thể cách làm bài dạng Matching features trong IELTS Reading tại bài viết: Cách làm dạng bài Matching Features

Dạng bài Matching Ending - Hoàn thành câu chưa hoàn chỉnh

Dạng bài Matching Ending là chọn kết nối 2 câu văn chưa hoàn chỉnh với nhau. Đề bài sẽ đưa ra các list câu chưa hoàn chỉnh (no endings) và list khác là những câu “endings”. Nhiệm vụ của bạn là dựa vào nội dung của bài để nói các từ hai bên list với nhau thành câu hoàn chỉnh.

Dạng bài này không thường xuất hiện trong bài thi. Tuy nhiên, bạn cần phải học tốt để không bị động khi gặp phải trong đề thi. Mục đích của dạng bài này là kiểm tra kỹ năng hiểu ý chính của đoạn văn, ngữ pháp và cách liên kết ý trong câu.

Để hiểu rõ hơn về dạng câu hỏi này có thể tham khảo ví dụ cụ thể sau:

Cách làm Reading IELTS - Dạng bài Match Endingcách làm bài reading ielts hiệu quả dạng Match Ending

Yêu cầu kỹ năng:

Tips làm bài Reading IELTS:

Đọc thêm: Phương pháp làm bài dạng Matching Sentence Ending

Dạng Sentence Completion

Các làm bài Reading IELTS dạng Sentence Completion yêu cầu thí sinh phải sử dụng các từ có sẵn trong văn bản để điền vào chỗ trống câu để tạo thành câu hoàn thiện.

Dưới đây là một ví dụ cụ thể. Từ câu 38 - 40 thuộc dạng câu Sentence Completion:

Cách làm các dạng bài reading ielts - Matching Sentence Endingreading ielts tips - Dạng bài Sentence Completion

Yêu cầu kỹ năng:

Tips for IELTS Reading dạng Matching Sentence Ending:

Đọc thêm: 6 bước làm bài dạng Sentence Completion

Dạng Notes/Table/Flow Chart Completion

Notes/Table/Flow Chart Completion là một cách gọi khác cũng dạng bài Gap Fill. Theo như dạng bài này thí sinh sẽ được đọc một bài đọc và sử dụng những thông tin bài đọc cung cấp để điền vào ghi chú, bảng, biểu đồ được cho. Đây cũng làm một trong các dạng bài Reading IELTS rất phổ biến.

Hình ảnh dưới đây đề cập tới một ví dụ cụ thể về dạng bài Table Completion:

Notes/Table/Flow Chart Completion - Cách làm reading ielts hiệu quảmẹo làm reading ielts Notes/Table/Flow Chart Completion

Yêu cầu kỹ năng:

Tips làm bài Reading IELTS:

Các câu trả lời sẽ không nhất thiết xảy ra theo thứ tự như trong văn bản. tuy nhiên, chúng thường sẽ nằm trong một đoạn văn hơn là toàn bộ văn bản.

Đọc thêm: 6 bước làm bài dạng Notes/Table/Flow Chart Completion

Dạng bài Diagram Labelling

Các làm các dạng bài Reading IELTS dạng Diagram Labelling yêu cầu thí sinh phải hoàn thành các nhãn trên một sơ đồ liên quan tới mô tả được đề cập tới ở văn bản. Trong đề bài sẽ nói rõ thí sinh cần điều số lượng từ, chữ vào phần còn thiếu.

Dưới đây là một ví dụ cụ thể về dạng bài Diagram Labelling:

IELTS Reading Diagram Labelling - Cách làm bài reading ielts hiệu quảMẹo làm bài Reading IELTS dạng Diagram Labelling

Yêu cầu kỹ năng:

Tips làm bài Reading IELTS:

Đọc thêm: Chiến lược làm bài dạng câu hỏi Diagram Labelling (dán nhãn biểu đồ)

Dạng bài Short Answer Questions

Short Answer Questions là dạng bài cuối cùng nằm trong danh sách các dạng bài Reading IELTS thường gặp mà Anh Ngữ ZIM muốn chia sẻ. Dạng bài này đòi hỏi thí sinh phải trả lời những câu hỏi có liên quan tới nội dung đề cập trong văn bản. Đề bài sẽ ghi rõ về số chữ và số của câu trả lời. Câu trả lời phải bằng các từ có xuất hiện trong bài đọc.

Giới hạn số từ cho phép trong Short Answer Questionsmẹo làm reading IELTS

Yêu cầu kỹ năng:

Tips làm bài Reading IELTS:

Đọc thêm: Cách làm dạng bài Short Answer Questions

Reading strategies for IELTS

tips for ielts readingIELTS Reading Tips - Những chiến lược làm bài

Những cách Paraphrasing phổ biến trong IELTS Reading là thay đổi cấu ngữ pháp, thay đổi dạng từ và dùng từ đồng nghĩa, cận nghĩa.

Skimming (đọc lướt) là phương pháp giúp thí sinh có thể nắm được nội dung chính cũng như quan điểm mà tác giả muốn nếu lên trong từng đoạn, xem tác giả đang phản đối, đồng tình hay trung lập.

Là phương pháp tìm từ khóa thật nhanh, giúp người đọc tìm thông tin cần thiết thật nhanh.

Sử dụng kiến ​​thức nền, dự đoán về văn bản sắp đọc, xác định ý tưởng chính và tóm tắt, đặt và trả lời các câu hỏi về văn bản, tạo các liên kết suy luận.

Giới thiệu và hướng dẫn người học cách nhận biết và phân tích các loại mẫu câu cơ bản trong tiếng Anh, để từ đó giúp người đọc hiểu được nghĩa tổng quát của cả câu dù không hiểu hết các từ vựng. Nhờ đó, người học trình độ cơ bản cũng có thể nắm nghĩa tổng quát của các đoạn văn, và các văn bản học thuật một cách dễ dàng hơn.

Tìm hiểu sâu hơn về chiến lược bù đắp, được coi là một trong những chiến lược cần thiết đối với người học ngôn ngữ thứ hai không phải ngôn ngữ mẹ đẻ.

Điều quan trọng để cải thiện kĩ năng Reading là bạn thích trải nghiệm đọc của mình. Đọc sách để giải trí không chỉ khiến bạn muốn đọc nhiều hơn mà còn cải thiện kỹ năng đọc của bạn. Chúng bao gồm kỹ năng tập trung vào những gì quan trọng nhất.

Bên cạnh đó, để trả lời đúng các câu hỏi trong IELTS Reading, thí sinh cần ôn luyện những kỹ thuật làm bài hiệu quả cùng với việc xây dụng nền tảng từ vựng vững chắc để hiểu nội dung bài đọc. Thí sinh có thể tham khảo các kỹ thuật sau:

ielts reading tipsReading IELTS Tips - Cách làm bài Reading IELTS hiệu quả

Tăng tốc độ làm bài bằng kỹ thuật phán đoán và loại suy: thông qua việc phân tích câu hỏi và phương án được cung cấp để lập luận sau đó loại đi những phương án sai.

Bằng cách áp dụng phân tích tiền tố của danh từ, động từ, người học có thể phần nào đoán được nghĩa của những từ không quen thuộc, từ đó tăng khả năng đọc hiểu nói chung và dễ dàng nắm bắt được nội dung trong bài hơn, từ đó tăng cao khả năng tìm được đáp án đúng.

Vận dụng kiến thức nền trong quá trình đọc tức là tạo sự liên kết giữa nội dung văn bản đang đọc với kiến thức nền của bản thân. “Khả năng đọc hiểu của một người phụ thuộc vào việc người đó có thể tạo ra bao nhiêu sự liên kết với kiến thức nền trong quá trình đọc.

Xuất hiện khá phổ biến trong các tài liệu học thuật, báo chí, và đưa vào các bài kiểm tra như một tiêu chí để đánh kỹ năng đọc hiểu của thí sinh. Nắm được các đặc điểm cơ bản và bố cục của một đoạn văn tranh luận sẽ giúp người học dễ dàng hơn trong việc đọc hiểu và xử lý các bài đọc khó, mang tính chuyên ngành.

Tư duy phản biện (Critical thinking) và Đọc phản biện (Critical reading) nhằm vận dụng giải quyết các câu hỏi thuộc dạng True - False - Not Given và Yes - No - Not Given của bài thi IELTS Reading.

Đầu mối ngữ cảnh là những gợi ý được tìm thấy trong một câu, một đoạn văn mà người đọc có thể sử dụng để suy đoán nghĩa của những từ mới hoặc những từ ngữ không quen thuộc.

Để cấu thành một câu, có thể có một hoặc nhiều mệnh đề. Đối với các câu càng có nhiều mệnh đề, việc hiểu của người học càng gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn, chủ yếu là do sự khác biệt về cách hành văn giữa hai ngôn ngữ. Để giải quyết vấn đề này, người đọc cần có hiểu biết tương đối về liên từ.

Người học có thể tìm đọc thêm các sách Reading IELTS khác tại đây.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp các thông tin về phần thi Reading IELTS, cách làm bài IELTS Reading hiệu quả và những tài liệu ôn luyện IELTS Reading… Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có thêm hành trang kiến thức và ôn luyện hiệu quả.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/tip-lam-reading-ielts-a92921