Có nên học tiến sĩ hay không? Được gì, mất gì?

Có nên học tiến sĩ hay không? Được gì, mất gì?

Có nên học tiến sĩ hay không? Học tiến sĩ để làm gì, giúp ích gì cho sự nghiệp? Ngoài tấm bằng ‘danh giá’, đâu là những lợi ích chương trình tiến sĩ đem lại cho người học? Cùng trường quản lý SOM đi tìm câu trả lời qua những nhận định dưới đây nhé!

Có nên học tiến sĩ hay không? Được gì, mất gì?

Học tiến sĩ là gì?

Học tiến sĩ là đi phân tích, nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực khoa học - kỹ thuật nào đó để tạo ra các lý thuyết, tri thức, mô hình ứng dụng mới. Đây cũng là học vị cao nhất trong bậc giáo dục tại Việt Nam. Khi làm tiến sĩ, kết quả trả ra cuối cùng sẽ là một đề tài nghiên cứu được công nhận về chuyên môn lẫn tính thực tiễn.

Các đề tài làm tiến sĩ thường được chia làm 2 hướng chính:

Bên cạnh đó, tùy từng phân ngành, trường đào tạo mà chương trình học tiến sĩ sẽ chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng nhìn chung, quá trình này sẽ bao gồm các bước sau:

Thời gian học tiến sĩ thường kéo dài bao lâu?

Thời gian học tiến sĩ thường kéo dài bao lâu?
Broll at The Fuqua School of Business at Duke University in Durham, NC on Tuesday, April 18, 2017. (Alex Boerner)

Thời gian tiêu chuẩn của các chương trình đào tạo tiến sĩ thường kéo dài khoảng 4+ năm. Tuy nhiên thời gian thực tế có thể ngắn hoặc dài hơn tùy vào chương trình và đề tài nghiên cứu. Chẳng hạn với đề tài nghiên cứu cơ bản, lặp lại những gì đã được triển khai, quá trình bảo vệ ở năm cuối sẽ ngắn hơn. Trong khi đó các đề tài mới sẽ gặp nhiều tranh biện và thời gian bảo vệ có thể sẽ diễn ra dài hơn.

Cụ thể hơn, khi học tiến sĩ ở Việt Nam, người học sẽ dành khoảng 2,5 năm đầu tiên để làm nghiên cứu - từ đào sâu vào kho tàng tri thức, học bổ sung kiến thức, nghiên cứu tài liệu, lập đề cương, thu thập ý kiến đóng góp, thu thập số liệu, nghiền ngẫm dữ liệu. Đối với các chương trình yêu cầu viết báo, thời gian chung bình để một bài viết khoa học được bình duyệt sẽ kéo dài 1 năm. Và thường thì người làm thạc sĩ thường bị yêu cầu có ít nhất 2 bài viết hoàn chỉnh.

Và như đã đề cập, nếu đi vào những đề tài cơ bản, 2 sản phẩm nghiên cứu hoàn chỉnh ở năm thứ 3 là hoàn toàn khả dĩ. Nhưng nếu đi sâu vào các lĩnh vực mới, những ‘vùng đất’ ít người dám đi, việc nghiên cứu lâu, khó ra sản phẩm cũng không phải dạng hiếm. Bù lại, đó lại là con đường chân chính của những nhà nghiên cứu thật sự ‘nghiên cứu’.

Điểm mấu chốt của việc hoàn thành tiến sĩ nhanh hay chậm nằm ở năm cuối cùng, người làm thạc sĩ phải thông qua hội đồng phản biện độc lập. Quá trình này trung bình dài từ 4-5 tháng. Tổng thời gian làm hồ sơ phản biện, phản hồi, bảo vệ, lập hội đồng có thể sẽ kéo dài khoảng 1 năm.

Bởi vậy 4 năm để hoàn thành việc làm tiến sĩ chỉ là điều kiện lý tưởng nhất!

Điều kiện làm tiến sĩ là gì?

Nếu học tiến sĩ là làm nghiên cứu, thì để trả ra những kết quả tốt nhất, người làm tiến sĩ, bên cạnh yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm theo điều kiện tuyển sinh, còn cần Kiến thức nền chuyên sâu và kỹ năng phân tích dữ liệu.

Các kiến thức, kỹ năng này thường đến tư kinh nghiệm thực tế, chương trình thạc sĩ, học phần tiến sĩ và khả năng tự học của mỗi người. Đặc biệt kiến thức và kỹ năng về nghiên cứu ở các bậc giáo dục trước thường khá hạn chế so với nhu cầu thực tế khi làm tiến sĩ. Vì vậy việc lựa chọn chương trình có học phần ‘bổ khuyết’ các kỹ năng nghiên cứu còn thiếu luôn là một trong những ưu tiên khi lựa chọn chương trình thạc sĩ.

Có nên học tiến sĩ ở Việt Nam không?

Có nên học tiến sĩ ở Việt Nam không?

Ngoài những điều kiện từ người học, các điều kiện từ môi trường học tập cũng quan trọng không kém. Cụ thể hơn, đó là:

Các chương trình tiến sĩ ở Việt Nam có thể đáp ứng điều kiện về đội ngũ giảng viên hướng dẫn - những giáo sư đầu ngành có thâm niên nghiên cứu, làm việc từ các tổ chức, đại học quốc tế. Thế nhưng hiệu quả của các chương trình hội thảo và góp ý chuyên môn vẫn còn hạn chế khi chưa đủ nguồn lực bao quát hết các chuyên ngành, đề tài.

Nếu thoát ra khỏi các đề tài nghiên cứu cơ bản, và đi vào các ‘ngách hẹp và sâu hơn’, khả năng hỗ trợ của các seminar học thuật sẽ khá hạn chế. Bởi vậy nếu có ý định học tiến sĩ, đây cũng là yếu tố cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn chương trình - ở Việt Nam, liên kết hay ở nước ngoài.

Chi phí học tiến sĩ ở Việt Nam và quốc tế là bao nhiêu?

Mức trần về chi phí học tiến sĩ tại Việt Nam sẽ được ‘cập nhập tăng’ theo từng năm và đa dạng tùy từng khối ngành. Chi phí làm tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục công lập được dự kiến sẽ thay đổi như sau:

Học phí đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam từ 2022-2026

Khối ngành2022-20232023-20242024-20252025-2026

* (nghìn đồng/ người/ tháng)

Ở một vài quốc gia du học phổ biến như Anh và Mỹ, học phí đào tạo tiến sĩ sẽ giao động như sau:

Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn một phương án trung hòa hơn, vừa tối ưu chi phí, vừa đảm bảo chất lượng với các chương trình tiến sĩ quốc tế tại Việt Nam.

Nên học tiến sĩ quốc tế tại Việt Nam hay đi du học

Vậy học tiến sĩ để làm gì?

Vậy học tiến sĩ để làm gì?
Dr. Temple teaches a class in the School of Divinity on February 20, 2020. (Photo by Ellie Richardson)

Việc học nên dừng lại ở đâu? Thạc sĩ hay tiến sĩ? Học tiến sĩ để làm gì và khác gì so với thạc sĩ? Để trả lời cho những câu hỏi này, trước hết phải đánh giá lại từ động cơ và lý do học.

Mục tiêu cuối cùng của các chương trình tiến sĩ không phải để học mà là để nghiên cứu và thay đổi thế giới quan. Khi học tiến sĩ, người học sẽ gia nhập vào một thế giới hoàn toàn khác nơi hội tụ của những người làm khoa học, chuyên môn với kiến thức nền rộng và sâu. Khi va chạm, cọ xát, làm việc với đa dạng góc nhìn và nhiều luận điểm trái chiều cũng là lúc ‘não bộ’ phải liên tục hoạt động để thúc đẩy và tìm kiếm những cái mới, có tính ứng dụng và hợp thời hơn.

Học tiến sĩ có đem lại thu nhập cao hơn không? Câu trả lời là có hoặc không. Điều quan trọng không phải là ‘có bằng tiến sĩ’ hay không mà là mức độ nghiên cứu sâu của người làm tiến sĩ đạt đến cỡ nào và các sản phẩm nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn cao trong các lĩnh vực cụ thể hay không.

Học tiến sĩ có đảm bảo về sự nghiệp hay không? Câu trả lời tùy vào từng trường hợp cụ thể. Có lúc bằng thạc sĩ đã đủ khi công việc không đòi hỏi tính nghiên cứu quá sâu. Tuy nhiên ở nhiều lĩnh vực, độ am hiểu chuyên sâu và khả năng nghiên cứu, định hướng giải quyết vấn đề lại là điều kiện ‘cần và đủ’ để thăng tiến - chẳng hạn các lĩnh vực công nghệ, sinh học, giáo dục hoặc khi làm việc trong các ban ngành nhà nước.

Học tiến sĩ có mang lại danh vọng cho người học không? Tiến sĩ không phải là thước đo của trí tuệ hay độ thông minh. Thế nhưng cách ứng dụng những nghiên cứu của mình vào thực tế lại là thứ giúp người làm tiến sĩ được ‘săn đón’ trong các dự án từ kinh tế đến khoa học, đặc biệt là những người ‘dám mở lối đi riêng’ trong các đề tài nghiên cứu.

Người học tiến sĩ thường đi theo 4 hướng chính:

Khi đứng ở góc độ nhà quản lý, lãnh đạo hoặc trong vai trò cố vấn, tư duy mở ở cấp độ tiến sĩ cũng là ‘điểm tựa nền tảng’ cho các định hướng sáng tạo, đột phá nhưng thực dụng hơn. Lúc này học tiến sĩ không chỉ dừng lại ở việc bù đắp chuyên môn mà còn là khai mở những tư duy ngoài khuôn mẫu và ứng dụng khoa học để tiếp cận, giải quyết linh hoạt các vấn đề phát sinh mỗi ngày.

Lợi ích của học tiến sĩ với nhà lãnh đạo, quản lý

Bởi vậy có nhiều người lựa chọn học 1 mạch từ cử nhân lên tiến sĩ. Có nhiều người chỉ dừng ở thạc sĩ, ‘lăn lộn’ trong nghề rồi mới định hướng tương lai nghiên cứu của bản thân.

Những ai nên học cao học tiến sĩ?

Những ai nên học cao học tiến sĩ?

Như đã đề cập ở trên, những đối tượng phù hợp nhất cho chương trình tiến sĩ thường là những người đi theo con đường nghiên cứu, giáo dục hoặc cố vấn chuyên môn. Ngoài ra một bộ phận khác đến từ các vị trí cấp cao trong tổ chức, doanh nghiệp. Họ là ai?

Đó có thể là trưởng bộ phận chức năng - chẳng hạn R&D, công nghệ, chuyển đổi số hoặc các lĩnh vực doanh nghiệp đặc thù như nông nghiệp, thủy sản, máy móc, thiết bị, sản xuất.. Lúc này họ vừa đóng vai trò cố vấn kỹ thuật, vừa là quản lý các phân mảng liên quan ‘trong - ngoài’ tổ chức.

Một lĩnh vực mới nổi trong thời gian gần đây có thể kể tới LND - Learning and development - những người chuyên nghiên cứu mô hình để bài bản hóa, chuyên nghiệp hóa về bộ máy vận hành bên trong doanh nghiệp theo các nhu cầu thực tế từ ban lãnh đạo. Vị trí này có thường gắn liền với quản trị nguồn lực nhưng mang tính chuyên nghiệp hơn.

Yêu cầu của vị trí này không chỉ là có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, mô hình mà còn là độ nghiên cứu chuyên sâu, nắm lấy bản chất, công cụ để tự tạo ra các mô hình phù hợp cho từng tình huống. Và sẽ tối ưu hơn nếu các nhà quản lý lãnh đạo cũng nắm những năng lực này để đảm bảo vận hành tối ưu tổ chức. Đặc biệt khi học tiến sĩ, khả năng nghiên cứu, phân tích dữ liệu, định hướng giả thuyết cũng là một trong những kỹ năng cần thiết cho lãnh đạo cấp cao.

Có thể bạn quan tâm:

Vậy có nên học tiến sĩ hay không? Được và mất của việc nghiên cứu tiến sĩ là gì?

Vậy có nên học tiến sĩ hay không? Được và mất của việc nghiên cứu tiến sĩ là gì?

Một trong những trở ngại của việc học tiến sĩ, đặc biệt là với những người đã đi làm nhiều năm, đó là sự đầu tư về thời gian và chi phí trong khi đã đến giai đoạn phải lo cho nhiều mặt cuộc sống. Đặc biệt nếu lựa chọn việc du học, điều đó cũng đồng nghĩa với việc ‘hy sinh’ 3 năm sự nghiệp cho việc nghiên cứu. Trong tình trạng kinh tế toàn cầu đang bị ảnh hưởng như hiện nay, đôi lúc sẽ không đủ dự án PhD để làm, khiến việc hoàn thành nghiên cứu có thể sẽ bị kéo dài.

Với những người học một mạch lên tiến sĩ, việc ra trường và ổn định chậm hơn so với bạn bè đồng thế hệ sẽ là vấn đề cần suy nghĩ. Chưa kể bạn sẽ định ứng dụng tấm bằng tiến sĩ ra sao. Nếu theo con đường học thuật, chưa đủ kinh nghiệm thực tế đôi lúc sẽ là điểm trừ. Tập trung vào con đường nghiên cứu, cơ hội và tiềm năng sự nghiệp lại phụ thuộc vào lĩnh vực và đề tài bạn nghiên cứu.

Và đối với nhiều doanh nghiệp, đôi lúc việc cắt giảm nhân sự khi gặp áp lực kinh tế và biến động thời cuộc thường bắt đầu từ cấp bậc tiến sĩ!

Nhưng bù lại học tiến sĩ lại mang tới nhiều thuận lợi cho người học. Đó là những góc nhìn trực diện vào bản chất vấn đề từ sự am hiểu chuyên sâu, giúp các vấn đề thường được giải quyết tận gốc từ cốt lõi thay vì quá trình liên tục tối ưu, liên tục sửa sai. Ngoài ra học tiến sĩ cũng mang đến mạng lưới chuyên môn chất lượng - những giá trị mà càng lên cao, thắng tiến càng cảm thấy ‘trân quý’!

Có thể nói bằng tiến sĩ có thể không mang tới nhiều lợi ích trực tiếp cho người học nhưng quá trình nghiên cứu, làm việc lại mang tới những thay đổi mở ra nhiều cơ hội, thúc đẩy sự nhảy vọt trong sự nghiệp ở tương lai. Vì vậy giữa cái được và mất, ngưỡng chịu đựng của bạn ở đâu, mục đích học tiến sĩ là gì chính là lời giải xác đáng nhất cho câu hỏi ‘có nên học tiến sĩ hay không’.

Hy vọng với bài viết trên đã phần nào giải đáp các băn khoăn của bạn về chương trình tiến sĩ. Chúc bạn sớm làm ra lựa chọn phù hợp và thành công trong con đường sự nghiệp đã chọn!

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/tien-sy-a93436