Với bộ 10 Đề thi Cuối Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 năm 2024 có đáp án, chọn lọc sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Tiếng Việt 2.

10 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức năm 2024 (có đáp án)

Xem thử Đề HK2 TV2 KNTT

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2.

II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

SƠN TINH, THỦY TINH

1. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa. Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao, còn người kia là Thủy Tinh, vua vùng nước thẳm.

2. Hùng Vương chưa biết chọn ai, bèn nói:

- Ngày mai, ai đem lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương. Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu về.

3. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng tức giận, cho quân đuổi đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn. Nhà cửa,

ruộng đồng chìm trong biển nước. Sơn Tinh hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui.

Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt khắp nơi nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua.

Theo TRUYỆN CỔ VIỆT NAM

10 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức năm 2024 (có đáp án)

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.

Câu 1: Truyện kể về đời vua Hùng Vương thứ mấy? (0,5 điểm)

A. Vua Hùng Vương thứ mười tám

B. Vua Hùng Vương thứ tám

C. Vua Hùng Vương thứ mười sáu

Câu 2: Người con gái của Hùng Vương tên gì? (0,5 điểm)

A. Mị Châu

B. Hằng Nga

C. Mị Nương

Câu 3: Viết lại các lễ vật mà Vua Hùng đã đưa ra? (1 điểm)

Viết câu trả lời của em:

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 4: Không lấy được Mị Nương, Thủy Tinh đã làm gì ? (0,5 điểm)

A. Dâng nước lên cuồn cuộn.

B. Hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn.

C. Hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.

Câu 5: Qua câu chuyện trên, em biết được điều gì? (1 điểm)

A. Nói về công lao của vua Hùng, giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm.

B. Nói về công lao của vua Hùng, giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm, thể hiện sức mạnh của dân ta khi phòng chống thiên tai.

C Nói về công lao của vua Hùng, thể hiện sức mạnh của dân ta khi phòng chống thiên tai.

Câu 6: Đặt một câu nêu đặc điểm để nói về Sơn Tinh: (0,75 điểm)

Viết câu trả lời của em:

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 7: Nối từ ở cột A và cột B để tạo thành câu: (0,75 điểm)

Câu 8: Điền dấu phẩy, dấu chấm vào vị trí thích hợp trong câu sau: (1 điểm)

Sáng hôm sau ( ) Sơn Tinh đem đến voi chín ngà ( ) gà chín cựa ( ) ngựa chín hồng mao ( ) Thủy Tinh đến sau vô cùng tức giận.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả (4 điểm): Nghe - viết

Trên các miền đất nước

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Đồng Tháp Mười có bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.

II. Tập làm văn (6 điểm):

Đề bài: Em hãy viết 4 - 5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

1. Đó là công việc gì ?

2. Em làm việc đó lúc nào ?

3. Em làm việc đó như thế nào ?

4. Lợi ích của việc làm đó?

5. Em cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)

Câu 3. (1 điểm)

Lễ vật là Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao

Câu 6. (0,75 điểm)

Đặt đúng câu nêu đặt điểm của Sơn Tinh: Ví Dụ : Sơn Tinh rất mạnh mẽ,…

Câu 7. (0,75 điểm)

Nối cấu đúng mỗi câu 0,25 điểm

+ Những người dân chài ra khơi để đánh cá.

+ Các chú hải quân tuần tra để canh giữ biển đảo.

+ Người dân biển làm lồng bè để nuôi tôm cá.

Câu 8. (1 điểm)

Sáng hôm sau, Sơn Tinh đem đến voi chín ngà ,gà chín cựa, ngựa chin hồng mao. Thủy Tinh đến sau vô cùng tức giận.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả (4 điểm): Nghe - viết

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm):

- Nội dung: Viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu của đề bài: 3 điểm

- Kĩ năng:

+ Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

+ Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2.

II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

HỌA MI HÓT

Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu!

Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hoá rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hoà nhịp với tiếng hoạ mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của hoạ mi chợt bừng giấc, xoè những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của hoạ mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.

Chim, mây, nước và hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của hoạ mi đã làm cho tất cả bừng giấc… Hoạ mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.

(Võ Quảng)

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.

Câu 1: Bài văn nói về tiếng hót của hoạ mi vào thời gian nào? (0,5 điểm)

A. Mùa xuân

B. Mùa hè

C. Mùa thu

D. Mùa đông

Câu 2: Chim, hoa, mây, nước nghĩ như thế nào về tiếng hót kì diệu của hoạ mi? (0,5 điểm)

A. Họa mi hót báo hiệu mùa xuân đến.

B. Tiếng hót của họa mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng.

C. Tiếng hót của họa mi làm cho tất cả bừng giấc.

D. Tiếng hót của họa mi làm cho tất cả các loài chim khác cùng hót theo.

Câu 3: Họa mi thấy trong lòng như thế nào và họa mi đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Hoạ mi thấy rất tự hào, cất lên tiếng hót mê li.

B. Họa mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.

C. Họa mi kiêu hãnh, không hót nữa.

D. Hoạ mi thấy buồn và không hót nữa.

Câu 4: Câu: “Da trời bỗng xanh cao.” được cấu tạo theo mẫu nào trong các mẫu dưới đây? (1 điểm)

A. Câu giới thiệu.

B. Câu nêu hoạt động.

C. Câu nêu đặc điểm.

D. Câu giới thiệu và nêu hoạt động.

Câu 5: Trong câu: “Da trời bỗng xanh cao.” có mấy từ chỉ đặc điểm? (1 điểm)

A. Có 1 từ. Đó là: …………………………………………………………

B. Có 2 từ. Đó là: …………………………………………………………

C. Có 3 từ. Đó là: …………………………………………………………

D. Không có từ nào chỉ đặc điểm.

Câu 6: Qua bài đọc, em có nhận xét gì về chim hoạ mi? Hãy viết câu trả lời của em: (1 điểm)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Câu 7: Dòng nào chỉ gồm các từ chỉ đặc điểm? (0,5 điểm)

A. Rực rỡ, xanh tươi, kì diệu, hay.

B. Rực rỡ, xanh tươi, trôi, hót.

C. Xanh tươi, kì diệu, mây, bừng giấc.

D. Xanh tươi, núi sông, rực rỡ, bừng giấc.

Câu 8: Hãy đặt một câu có từ chỉ hoạt động nói về một loài chim mà em yêu thích, trong đó có sử dụng dấu chấm than (!). Gạch một gạch dưới từ chỉ hoạt động đó. (1 điểm)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả (4 điểm): Nghe - viết

Bầy voi

Voi là loài vật có nghĩa. Chúng biết biểu lộ nỗi buồn, lòng thương mến chẳng khác gì con người. Một con đau yếu thì cả bầy biếng ăn, ngơ ngác. Một con sa bẫy thì cả bầy tìm cách cứu giúp, dù có vì thế mà phải chịu đói khát hoặc ngừng dở chuyến đi.

II. Tập làm văn (6 điểm): (25 phút)

Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu (hoặc tả) về một một đồ dùng mà em yêu thích.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2.

II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

CHIẾC RỄ ĐA TRÒN

Một sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy:

- Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé !

Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo:

- Chú nên làm thế này.

Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.

Chú cần vụ thắc mắc:

- Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?

Bác khẽ cười:

- Rồi chú sẽ biết.

Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.

Theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.

Câu 1: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác đã bảo chú cần vụ làm gì? (0,5 điểm)

A. Bác bảo chú cần vụ trồng cho chiếc rễ mọc tiếp.

B. Bác bảo chú cần vụ bỏ sang một bên.

C. Bác bảo chú cần vụ cất vào nhà.

D. Bác bảo chú cần vụ bỏ vào thùng rác.

Câu 2: Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? (0,5 điểm)

A. Bác hướng dẫn chú cần vụ vùi chiếc rễ xuống đất.

B. Bác hướng dẫn chú cần vụ buộc tựa vào cái cọc, sau đó vùi rễ xuống đất.

C. Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc, sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.

D. Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một hình vuông sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.

Câu 3: Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào? (0,5 điểm)

A. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa có vòng lá tròn.

B. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa cao lớn.

C. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa nhỏ xíu.

D. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa xinh đẹp.

Câu 4: Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa? (0,5 điểm)

A. Khi tới thăm nhà Bác, các bạn nhỏ rất thích ngắm vòng lá của cây đa

B. Khi tới thăm nhà Bác, các bạn nhỏ rất thích đùa nghịch cùng cây đa

C. Khi tới thăm nhà Bác, các bạn nhỏ rất thích xếp các lá đã rụng của cây đa thành hình tròn.

D. Khi tới thăm nhà Bác, các bạn nhỏ rất thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá tròn ấy.

Câu 5: Từ nào là từ chỉ hoạt động trong câu : Chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. (0,5 điểm)

A. cần vụ, xới

B. xới, vùi

C. vùi, rễ

D. chú, đất

Câu 6: Câu nào là câu giới thiệu? (0,5 điểm)

A. Đất nước mình thật tươi đẹp

B. Mái tóc của mẹ mượt mà.

C. Đồng Tháp Mười là tên vùng đất ở miền Nam.

D. Chúng ta cùng đi thăm ba miền đất nước.

Câu 7: Qua bài đọc, em thấy tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi như thế nào? (1 điểm)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 8: Từ ngữ nào chỉ hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây (1 điểm)

A. Tưới cây, bẻ cành, vun gốc

B. Hái hoa, bắt sâu, tỉa lá

C. giẫm lên cỏ, bẻ cành, tưới cây

D. Tưới cây, bắt sâu, tỉa lá

Câu 9: Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào chỗ trống. (1 điểm)

a. Con gì có cái vòi rất dài ( )

b. Con mèo đang trèo cây cau ( )

c. Con gì phi nhanh hơn gió ( )

d. Ôi, con công múa đẹp quá ( )

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả (4 điểm): Nghe - viết

Giáo viên đọc cho học sinh viết tên bài và đoạn văn sau:

Tạm biệt cánh cam

Cánh cam có đôi cánh xanh biếc, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. Mỗi khi nghe tiếng động, chú khệ nệ ôm cái bụng tròn lẳn, trốn vào đám cỏ rối. Bống chăm sóc cánh cam rất cẩn thận. Hằng ngày, em đều bỏ vào chiếc lọ một chút nước và những ngọn cỏ xanh non.

(Minh Đăng)

II. Tập làm văn (6 điểm):

Đề bài: Viết 4-5 câu kể về công việc của một người mà em biết.

Gợi ý:

- Em muốn kể về ai? Người đó làm công việc gì?

- Người đó làm việc ở đâu?

- Công việc đó đem lại lợi ích gì?

- Em có suy nghĩ gì về công việc đó?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2.

II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

CÂY GẠO

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Vũ Tú Nam

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.

Câu 1: Tác giả ví cây gạo giống như: (0,5 điểm)

A. Tháp đèn khổng lồ.

B. Ngọn đèn khổng lồ.

C. Chiếc ô khổng lồ.

Câu 2: Tác giả ví búp nõn của cây gạo như: (0,5 điểm)

A. Ngọn lửa.

B. Ánh nến.

C. Bóng đèn.

Câu 3: Những chú chim làm gì trên cây gạo? (0,5 điểm)

A. Bắt sâu

B. Làm tổ

C. Trò chuyện ríu rít

Câu 4: Trong năm, cây gạo nở hoa vào mùa? (0,5 điểm)

A. Mùa xuân.

B. Mùa hạ.

C. Mùa thu.

Câu 5: Cây gạo có dáng vẻ xanh mát hiền lành là lúc: (0,5 điểm)

A. Chưa nở hoa.

B. Đang nở hoa.

C. Hết mùa hoa.

Câu 6: Theo em, các loài chim bay về đậu trên cây gạo làm những gì? (1 điểm)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7: Cho các từ: gọi, mùa xuân, bay đến, hót, cây gạo, chim chóc, trò chuyện. (1 điểm)

Em hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm cho phù hợp :

a. Từ chỉ sự vật : ……………………………………………………………

b. Từ chỉ hoạt động:…………………………………………………………

Câu 8: Đặt 1 câu nêu hoạt động của một con vật. (1 điểm)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào chỗ trống cho phù hợp? (0,5 điểm)

Hôm nay đi học, em được học về dấu chấm hỏi ( ) Cô giáo giảng rằng:

- Dấu chấm hỏi được viết ở phía cuối của câu hỏi ( ) Các em đã nhớ chưa nào ( )

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả (4 điểm): Nghe - viết

Từ chú bồ câu đến in-tơ-nét

Con người có nhiều cách để trao đổi với nhau. Từ xa xưa, người ta đã biết huấn luyện bồ câu đưa thư. Những bức thư được buộc vào chân bồ câu. Bồ câu nhớ đường rất tốt. Nó có thể bay qua một chặng đường dài hàng nghìn cây số để mang thư đến đúng nơi nhận.

II. Tập làm văn (6 điểm):

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

- Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường?

- Em đã làm việc đó lúc nào? Ở đâu? Em làm như thế nào?

- Ích lợi của việc làm đó gì?

- Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2.

II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

CÁNH CHIM BÁO MÙA XUÂN

Bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông sống trên bốn ngọn núi. Năm ấy không hiểu vì sao, mùa đông kéo dài lê thê. Muôn loài khổ sở vì rét, bèn cử chim công có sắc đẹp lộng lẫy nhất đi đón nàng tiên mùa xuân. Nhưng đường xa, gió lạnh, công bị ốm, phải quay về.

Sư tử liền đi thay công. Cậy khoẻ, sư tử đi không nghỉ, nhưng rồi đuối sức dần, không đi tiếp được.

Chim én nói:

- Mẹ cháu ho ngày càng nặng. Không có nắng ấm mùa xuân, mẹ cháu khó qua khỏi. Cháu xin đi!

Muông thú đồng ý. Chim én mẹ nhổ lông cánh tết thành chiếc áo choàng cho con. Én con bay mãi, bay mãi, cuối cùng cũng đến chỗ ở của nàng tiên mùa xuân. Én con thấy một chú chim co ro bên đường liền cởi áo choàng đắp cho bạn. Chú chim bỗng biến mất, nàng tiên mùa xuân hiện ra:

- Con thật hiếu thảo, nhân hậu và dũng cảm! Ta chọn con làm sứ giả của mùa xuân.

Én con trở về cùng nàng tiên mùa xuân. Từ đó, mỗi khi thấy chim én bay liệng, muôn loài biết rằng mùa xuân sắp về.

(Theo Kể chuyện cho bé)

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.

Câu 1: Lúc đầu, muông thú chọn con vật như thế nào để đi đón nàng tiên mùa xuân? (0,5 điểm)

A. Có sắc đẹp

B. Có sức khoẻ

C. Có lòng dũng cảm

Câu 2: Con vật nào đã được cử đi đầu tiên? (0,5 điểm)

A. chim công

B. chim én

C. sư tử

Câu 3: Vì sao chim én xin đi đón nàng tiên mùa xuân? (0,5 điểm)

A. Vì chim én biết mình bay nhanh.

B. Vì chim én khoẻ hơn công và sư tử.

C. Vì chim én muốn đem nắng ấm về cho mẹ.

Câu 4: Câu: “Tối nay, bé sẽ ngủ cùng các anh” thuộc kiểu câu nào? (0,5 điểm)

A. Câu giới thiệu

B. Câu nêu hoạt động.

C. Câu nêu đặc điểm.

Câu 5: Trả lời câu hỏi sau: (1 điểm)

Nhờ đâu chim én đến được nơi ở của nàng tiên mùa xuân, không bỏ về giữa chừng?

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 6: Gạch 1 gạch dưới từ chỉ sự vật, gạch 2 gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau: (1 điểm)

Sư tử liền đi thay công.

Câu 7: Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau: (1 điểm)

Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.

Câu 8: Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống dưới đây: (1 điểm)

Muông thú đói ( ) rét ( ) ốm đau vì mùa đông kéo dài.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả (4 điểm): Nghe - viết

Chiếc rễ đa tròn

Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.

II. Tập làm văn (6 điểm):

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 câu đến 5 câu) kể về công việc của một người mà em biết.

Gợi ý:

- Em muốn kể về ai? Người đó làm công việc gì?

- Người đó làm việc ở đâu?

- Công việc đó đem lại lợi ích gì?

- Em có suy nghĩ gì về công việc đó?

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 2 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn

Xem thử Đề HK2 TV2 KNTT

Xem thêm đề thi Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức hay khác:

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/de-thi-tieng-viet-lop-2-sach-ket-noi-tri-thuc-a93633