Cùng Edunet tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Ngành Kỹ thuật Hóa học (hay ngành công nghệ kỹ thuật hóa học) là một lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên nghiên cứu, phát triển, ứng dụng những kiến thức hóa học vào quá trình sản xuất để biến đổi và tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ công nghiệp và đời sống xã hội. Ngành này đóng vai trò chủ chốt trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như dầu khí, dược phẩm, mỹ phẩm, phân bón, vật liệu hàng không, môi trường, chế biến thực phẩm, đồ uống. Những Kỹ sư ngành Kỹ thuật Hóa học đảm nhiệm vai trò thiết kế, chế tạo, vận hành, đánh giá, điều chỉnh và quản lý các quá trình sản xuất sản phẩm ở quy mô công nghiệp.
Một số lĩnh vực sản xuất phổ biến liên quan đến ứng dụng kỹ thuật hóa học như:
Sinh viên theo học ngành công nghệ kỹ thuật hóa học sẽ được trang bị kiến thức nền tảng chuyên sâu qua các môn cơ sở ngành về các mảng như:
Ngành học cung cấp kiến thức về lĩnh vực chuyên ngành hẹp: vật liệu polymer & composite; công nghệ trích ly, chiết tách chất; hoá hương liệu mỹ phẩm; kỹ thuật nhuộm in; chất kích thích và bảo vệ thực vật; kỹ thuật gốm sứ và vật liệu ceramic; công nghệ điện hoá và chống ăn mòn kim loại; phân tích hóa học; kỹ thuật môi trường, cũng như các quá trình và thiết bị công nghệ hóa học: cơ học lưu chất và vật liệu rời, truyền nhiệt, truyền khối, kỹ thuật phản ứng.
Sinh viên tốt nghiệp có năng lực thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì các thiết bị công nghệ hoá học; ứng dụng các kỹ thuật hóa học trong thực tế. Năng lực quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các cơ sở sản xuất liên quan đến lĩnh vực hóa học. Có khả năng tự học và nghiên cứu để nâng cao kiến thức, học sau đại học trong và ngoài nước.
- Mã ngành Kỹ thuật Hóa học: 7520301 (ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học là 7510401)
- Ngành Kỹ thuật Hóa học xét tuyển những tổ hợp môn sau:
- Điểm chuẩn ngành công nghệ kỹ thuật hóa học năm 2022
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Hóa học xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2022, dao động từ 15 - 26 điểm.
Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Hóa học. Việc lựa chọn học trường nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng đào tạo, mức độ uy tín của từng trường, địa điểm học cũng như chi phí học của từng trường. Dưới đây là các trường đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật hóa học mà các bạn có thể tham khảo và lựa chọn học.
Miền Bắc:
Miền Trung:
Miền Nam:
Đây là câu hỏi và thắc mắc của các bậc phụ huynh và các bạn học sinh đang tìm hiểu về ngành học này. Trong nền công nghiệp đang phát triển sôi động, nguồn đầu tư cho ngành kỹ thuật hóa học ngày càng được chú trọng. Triển vọng nghề nghiệp cho những người học Kỹ thuật Hóa học do đó mở rộng hơn, từ các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu đến các doanh nghiệp với nhiều vị trí công việc đa dạng và mức lương hấp dẫn. Các bạn trẻ được trang bị kiến thức tốt, giỏi ngoại ngữ cũng như các kỹ năng cần thiết để làm chủ lĩnh vực này, tạo ra một thị trường cạnh tranh và thúc đẩy sự tăng trưởng thu nhập.
Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ hoá học cho bạn có thể kể đến như:
Lương của ngành kỹ thuật hóa học là bao nhiêu luôn là một thắc mắc của bất cứ sinh viên nào theo học ngành này. Kỹ thuật hóa học được đánh giá là ngành nghề có mức thu nhập khá cao ngay từ khi các bạn sinh viên mới ra trường và có cơ hội tăng lương hàng đầu. Trung bình mức lương của ngành kỹ thuật hóa học dao động từ 9 - 10 triệu/tháng.
Kỹ sư hóa học có tay nghề cao có thể nhận mức tiền lương dao động trong khoảng 30 triệu đồng/tháng. Thậm chí, đối với những ai có nền tảng ngoại ngữ tốt, làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài thì lương của ngành kỹ thuật hóa học mà người đó có thể kiếm được lên tới 70.000 - 100.000 USD/năm.
Như mọi ngành nghề khác, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức lương mà một người nhận được trong ngành kỹ thuật hóa học. Các yếu tố chủ quan đó là trình độ năng lực, trình độ chuyên môn, hiệu quả làm việc, kinh nghiệm làm việc. Các yếu tố khách quan do chế độ lương của doanh nghiệp sử dụng lao động, do tình hình thị trường chung, thậm chí là liên quan tới cả vị trí địa lý nơi bạn làm việc cũng như mức sống của từng nơi cũng sẽ gây ra sự chênh lệch mức lương.
Khi nhắc tới hóa học, hẳn bạn sẽ băn khoăn liệu có nguy hiểm khi làm việc trong lĩnh vực này. Thực tế là các chương trình đào tạo cũng như công việc về kỹ thuật hóa học chủ yếu liên quan đến tính toán các quá trình (hóa, lý, nhiệt, sinh) xảy ra khi vật liệu được chế biến thành sản phẩm. Ngoài ra, các phương pháp thí nghiệm sẽ được trang bị để thực hành tốt công việc liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Quan trọng nhất là cần tuân thủ các quy định trong lúc nghiên cứu, thí nghiệm thì trong trường hợp tiếp xúc làm việc với hóa chất cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Hiện nay, không thiếu những bạn nữ tham gia vào ngành kỹ thuật. Cơ hội nghề nghiệp của phái nữ trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học không hề kém cạnh hơn nam giới. Nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng nghề của ứng viên không hẳn ở sức mạnh, mà vào sự khéo léo, tinh nhạy, thậm chí ở các kỹ năng mềm như khả năng ứng xử, giao tiếp… vốn là lợi thế mà bất cứ phái nào cũng có thể rèn luyện được.
Như vậy trong bài viết này Edunet đã chia sẻ cho bạn toàn bộ thông tin chi tiết nhất về ngành công nghệ kỹ thuật hóa học. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về ngành học này, cũng như lựa chọn được ngành học phù hợp nhất với bản thân mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ hotline 1900 98 99 61 để được tư vấn miễn phí. Chúc các bạn thành công!
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/ky-thuat-hoa-hoc-a94436