Kinh nghiệm du lịch Tây Thiên từ A-Z (cập nhật T11/2024)

Kinh nghiệm du lịch Tây Thiên từ A-Z (cập nhật T11/2024)

Kinh nghiệm du lịch Tây Thiên sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về điểm đến mới trong hành trình chinh phục khám phá những địa danh du lịch tại miền Bắc với những nét đặc sắc và tuyệt vời nhất.Tây Thiên là một trong những điểm du lịch tâm linh mùa nào cũng tấp nập du khách ghé thăm bởi nơi đây là tổng hoà những công trình kiến trúc độc đáo và mang đậm những dấu ấn lịch sử thiêng liêng của dân tộc. Cùng Sinhtour bỏ túi ngay những kinh nghiệm du lịch Tây Thiên dưới đây nhé!

Xem ngay: Kinh nghiệm du lịch Tam Đảo tự túc 1 ngày

Vài nét về Tây Thiên

Tây Thiên nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 65km về phía Tây Bắc. Khu du lịch Tây Thiên là một tổ hợp du lịch văn hoá toạ lạc trong lòng chảo rừng nguyên sinh rộng lớn Tam Đảo. Tây Thiên là tên gọi gắn liền với Cửa Phật. Nơi mà Phật đến núi Thạch Bàn từ thế kỷ thứ 4 trước công nguyên lựa chọn nơi này làm nơi trụ trì, sau này được các thiền sư xây thành Nê Lê và dựng tháp A Dục.

Tên gọi Tây Thiên được lấy từ gốc Hán Việt là Bầu trời của Phật học là nơi đem đến miền cực lạc nơi mà Phật trú ngụ. Chữ Tây Thiên cũng để dùng để chỉ ngọn núi Thạch Bàn của dãy Tam Đảo, ngoài ra nó còn mang ý nghĩa là nơi các nhà sư Tây Thiên (Ấn Độ) tu hành, được đặt tên để ghi nhớ giáo đoàn đầu tiên từ Ấn Độ vào Việt Nam truyền đạo, được coi là một trong những nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam và là nơi thờ chính Quốc mẫu Tây Thiên- một trong hai vị Quốc Mẫu được sắc phong từ thời kỳ dựng nước vua Hùng.

Di tích lịch sử và danh thắng Tây thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Nằm trong thung lũng lòng chảo của sơn hệ Tam Đảo có độ cao từ hơn 50m đến 1.100m, danh thắng Tây Thiên nằm trên sườn của ngọn núi Thạch bàn thuộc dãy Tam Đảo trong khoảng chiều dài 11km. Nơi đây tập trung mật độ lớn dấu vết cũ gắn liền với các công trình có giá trị nghiên cứu khảo cổ học nằm ẩn mình trong những cánh rừng già dọc theo con suối Tây Thiên.

Các địa điểm du lịch tại Tây Thiên chủ yếu là những địa điểm tâm linh kết hợp cùng với vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng tự nhiên như Thác Bạc… Vào mùa lễ hội xuân, những điểm tâm linh tại đây thu hút rất đông du khách tham gia trẩy hội, tuyến du lịch Tây Thiên - Tam Đảo được du khách lựa chọn rất nhiều mỗi dịp cuối tuần.

Bạn có thể biết thêm tại: Bản đồ du lịch Tam Đảo chi tiết đầy đủ nhất

kinh-nghiem-du-lich-tay-thien

Du lịch Tây Thiên vào thời điểm nào?

Lễ hội Tây Thiên được diễn ra vào khoảng thời gian tháng 2 âm lịch (15/2) đây được coi là lễ hội lớn của miền Bắc. Nên nếu bạn muốn được trải nghiệm trong không gian văn hoá đầy bản sắc dân tộc có thể đến Tây Thiên vào khoảng thời gian này. Đồng thời để thắp nén nhang lên Quốc Mẫu nguyện cầu bình an, mong cả năm được an yên, hạnh phúc.

Ngoài ra chùa Tây Thiên được biết đến là nơi sinh hoạt tâm linh cộng đồng nên hàng ngày bất kể các mùa thì đều tiếp đón rất nhiều du khách ghé tham quan. Bạn có thể đăng kí những khoá tu tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên để trải nghiệm mỗi dịp rảnh vào mùa hè.

Chi tiết tại: Đi du lịch Tam Đảo mùa nào đẹp nhất

Hướng dẫn di chuyển đi Tây Thiên

1. Từ Hà Nội đi Tây Thiên

Xe máy: Xuất phát từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn sẽ di chuyển ra khỏi khu vực nội thành theo hướng cầu Thăng Long. Đi thẳng đến sân bay Nội Bài, sau đó đi tiếp khoảng chừng 2km nữa bạn rẽ vào quốc lộ 2 theo lối đi Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Tiếp tục đi thêm khoảng 20km nữa sẽ tới được đoạn cuối của thành phố Vĩnh yên rẽ phải vào quốc lộ 2B , cuối của đường quốc lộ 2B theo biển chỉ dẫn là bạn sẽ tới Tây Thiên rồi.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn du lịch Tam Đảo bằng xe máy từ Hà Nội

Xe khách: Với những bạn trẻ có nhiều thời gian và muốn trải nghiệm vừa đi vừa ngắm cảnh trong quãng thời gian mình ngồi trên xe khách có thể lựa chọn đi theo hướng này: Bắt xe bus số 58 từ Bến xe bus Long Biên hoặc xe 07 từ trung chuyển Cầu Giấy để đi tới Mê Linh Plaza. Sau đó bắt tiếp chuyến bus đi Vĩnh Phúc, tới Bến xe Vĩnh yên thì chuyển sang xe số 07 để đi Tây Thiên. Thời gian tốn khá nhiều: từ 2-3 tiếng.

Xe ô tô cá nhân: Nếu bạn chủ động lái xe đi Tây Thiên thì cứ theo hướng cầu Nhật Tân tới ngã tư quốc lộ 2 thì bạn rẽ phải đi theo lối thành phố Vĩnh Yên rồi rẽ vào cao tốc Hà Nội => Alof Cai, thoát khỏi nút cao tốc tại nút giao quốc lộ 2B. Đi thẳng tới lối vào chân dốc Tam Đảo, nhưng bạn ko rẽ lên Tam Đảo mà cứ đi thẳng theo biển chỉ dẫn đi Tây Thiên sẽ tới.

2. Đi lại tại Tây Thiên

Nếu bạn là những người trẻ đam mê chinh phục và muốn thử thách bản thân với những ngọn núi cao vừa đi vừa ngắm cảnh thì bạn hãy thử một lần chinh phục đỉnh núi Tây Thiên và tham quam những điểm dọc đường đi. Tổng quãng đường lên khoảng 4 cây số.

Còn đối với những du khách ái ngại việc phải leo bộ quá nhiều cũng đừng lo vì hiện tại Tây Thiên có cáp treo. Từ khu vực trung tâm là Đền Thõng, bạn đi xe điện vào Ga đi của cáp treo ( phí xe điện 20,000đ/01 lượt). Các bạn mua vé Cáp treo Tây Thiên với mức giá 240.000đ/01 người khứ hồi rồi di chuyển lên khu vực tầng 2 để vào cabin. Sức chứa tối đa mỗi cabin là 6 người.

kinh-nghiem-du-lich-tay-thien

kinh-nghiem-du-lich-tay-thien

Chi tiết tại: Hướng dẫn lộ trình đường đi Tam Đảo từ Hà Nội năm 2024

Ở Tây Thiên có gì?

1. Đại bảo tháp Mandala

Điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tham quan và khám phá Tây Thiên đó chính là công trình Đại bảo tháp Mandala. Công trình này được xây dựng để tưởng nhớ công lao của những vị thiền sư đã có công khai sáng nền Phật Giáo và là biểu trưng cho tinh hoa nhật nguyệt, cho trời đất hoà hợp dựa vào những thiết kế cân xứng từ chân lên tới đỉnh tháp. Dự kiến thời gian tham quan là 30 phút tại đây.

Đại bảo tháp Mandala

2. Đền Thõng Tây Thiên

Được coi là kiến trúc khởi đầu cho cả hệ thống di tích lịch sử ở Quần thể danh thắng Tây Thiên. Đền nằm ngay cạnh khu vực chân núi, trên một nền đất cao rộng được dựng theo phong cách cổ truyền. Ngôi điện chính đặt ban thờ Thánh Mẫu.

Nằm ngay sân đền Thõng có Cây Đa Chín Cuội có niên đại hàng trăm năm tuổi và là biểu tượng linh thiêng của đất trời Tây Thiên.

Tại nơi đây còn lưu giữ tấm bia đá ghi nội dung: “Tam Đảo Linh Sơn” như một bằng chứng lịch sử khẳng định Tây thiên đã được tồn tại qua nhiều năm lịch sử qua nhiều triều đại.

3. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong ba Thiền viện Trúc Lâm lớn nhất tại Việt Nam. Song hành cùng với Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử.

Thiền Viện Trúc Lâm được xây dựng ngay bên cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự (Chùa Tây Thiên, đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, đền Cô, đền Cậu, đền Thõng, Thác Bạc).

Là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu văn hoá đẩy mạnh việc giao lưu trao đổi văn hoá với các quốc gia khác.

kinh-nghiem-du-lich-tay-thien

4. Đền Cậu - Đền Cô Tây Thiên

- Vượt qua đền Thõng bằng con đường đá xếp gập gềnh men theo bờ suối khoảng hơn 1km du khách sẽ tới với Đền Cậu. Tại nơi này có một cái miếu nhỏ, hiện nay được thay bằng một ngôi nhà đơn sơ làm nơi thờ tự. Trung tâm của chính điện là tượng của ba cậu bé cửa rừng đặt trong khám,

Đền Cậu là khởi nguồn của khe Trường Sinh, tương truyền nơi đây “cậu” ngự lại chiêu mộ và nuôi quân để đi theo phò Quốc Mẫu. Ngôi đền có diện mạo như hiện nay được trùng tu tôn tạo vào năm 1993.

-Cách Đền Cậu khoang 2km, nằm gần khu vực Thác Bạc đó chính là đền Cô bên dòng suối Giải Oan. Đền Cô thờ Cô Bé - tương truyền là một vị con của Nhà Trời cũng đã cùng với Quốc Mẫu giúp dân giúp nước.

Cảnh sắc nơi đây khoáng đạt và vô cùng yên bình với hệ thống thảm thực vật phong phú khí hậu quanh năm trong lành và mát mẻ khiến cho du khách trong lòng thư thái, khoan thai và tịnh tâm đến lạ lùng.

5. Đền Thượng Tây Thiên

Là nơi thờ Quốc Mẫu Tây Thiên - vị thần chủ của Tây thiên và nữ chúa vùng đất Tam Đảo. Tương truyền bà được sinh ra từ khí thiêng của ngọn Tam Đảo kết duyên cùng với Hùng Chiêu Vương thứ 7 có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, dạy dân trồng lúa. Sau này bà được phong làm “Tam Đảo Sơn Trụ Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần” và danh vị Quốc Mẫu Tây Thiên.

kinh-nghiem-du-lich-tay-thien

6. Chùa Tây Thiên phù nghi

Ngôi chùa cổ hiện nay đã được thay thế bằng một ngôi chùa mới dấu xưa chỉ còn lại là một ngôi tam quan cổ, khá đẹp cùng bức hoành phi ghi “Tây Thiên thiền tự” là sự kết hợp cả yếu tố Phật giáo và Nho giáo. Ngôi tam quan này gần như theo dáng hiện có của tam quan Chùa Kim Liên Hà Nội song nhỏ và đơn giản hơn mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 19. Ngôi chùa được kiến lập nơi đỉnh núi, chính là thánh địa được các bậc tổ xưa chọn để xây dựng ngôi cổ tự tràn đầy linh khí, như để che chở trấn an đất nước.

7. Thác Bạc Tây Thiên

Ẩn mình sâu trong cánh rừng già, đường lên Thác Bạc cũng khá cheo leo và vất vả. Thác Bạc cao rộng, trắng xoá, ánh bạc đúng như tên gọi. lòng Thác Bạc Tây Thiên rộng với những ai ưa khám phá vào mùa khô cạn, có thể tìm đường vượt sang bờ suối bên kia để theo vách núi leo lên đến đỉnh ngọn thác.

kinh-nghiem-du-lich-tay-thien

Xem thêm: 10 địa điểm du lịch Tam Đảo cực đẹp để checkin

Đến Tây Thiên ăn gì ngon?

Đã mất công đến với mảnh đất Tây Thiên bạn đừng bỏ lỡ thưởng thức những món ăn đặc sản của Vĩnh Phúc như sau:

1. Gà đồi Tây Thiên

Khám phá vùng đất Tây Thiên với biết bao điều thú vị, từ phong cảnh thiên nhiên vô cùng hoang sơ và kỳ vĩ đến những nơi linh thiêng ẩn mình thấp thoáng trong cánh rừng xanh bạt ngàn, trong hành trình ấy bạn dừng chân tại một quán nhỏ để thưởng thức những sản vật địa phương của nơi này cũng giúp bà con nơi đây phát triển về dân sinh nhiều hơn.

Gà tại Tây Thiên thịt chắc và vô cùng thơm ngọt. Du khách có thể nhờ nhà hàng chế biến thành những món ngon như: gà nướng muối tiêu trên than củi, gà luộc, lẩu gà, gà rang muối …vị ngọt thơm béo ngậy của thịt gà giữa phong cảnh thiên nhiên bốn bề xanh ngát sẽ làm chuyến đi của du khách thêm phần thú vị.

2. Măng trúc

Du khách đến núi Tây Thiên bị cuốn hút bởi những bó măng trúc nhỏ xinh được bày bán khắp nơi, hoặc những lọ măng rừng ngâm với ớt trông rất hấp dẫn. Đây được coi là món đặc sản mà du khách nào cũng muốn mua về làm quà cho bạn bè và người thân.

3. Ngọn su su

Mang trong mình khí hậu ôn đới quanh năm đã tạo điều kiện cho các loại rau củ quả được trồng luân phiên nhau. Tại đây bạn sẽ nhìn thấy bạt ngàn những vườn su su xanh rì tua tủa mọc lên. Những món ăn được chế biến từ su su mà bạn có thể thưởng thức như: su su xào tỏi, ngọn su su xào thịt bò, su su luộc chấm muối vừng …

4. Trứng nướng

Món này được người dân chế biến từ trứng gà đồi, quả nhỏ nhiều lòng đỏ. Ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Sự độc đáo của món ăn này là trứng không được luộc trước đó mà được nướng luôn trên than hồng, tưởng chừng như trứng sẽ bị vỡ ngay nhưng với đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ nơi đây mà những quả trứng gà đồi được chín thơm ngon từ trong ra ngoài.

Tham khảo ngay danh sách: Top 10 món ăn Tam Đảo nhất định phải thử

Du lịch Tây Thiên không chỉ đưa du khách khám phá thiên nhiên tươi đẹp của Việt Nam mà nơi đây còn ẩn chứa biết bao điều kỳ thú tuyệt vời mà mỗi lần đến là một lần mới mẻ và diệu kỳ với những món ăn ngon, người dân Vĩnh Phúc thân thiện cởi mở và nhiệt tình. Miền đất Phật năm nào trở thành chốn đi về của mỗi tín đồ Phật giáo mỗi dịp mùa xuân trẩy hội. Hi vọng bài viết về Kinh nghiệm du lịch Tây Thiên từ A-Z đã làm hài lòng quý độc giả để sẵn sàng cho chuyến đi của riêng mình. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/khu-du-lich-tay-thien-a94444