Ngành bán lẻ là gì? Nắm bắt cơ hội mới trong ngành bán lẻ

Ngành bán lẻ là gì? Nắm bắt cơ hội mới trong ngành bán lẻ

Ngành bán lẻ tồn tại cả dưới dạng các cửa hàng truyền thống đến các nền tảng mua sắm trực tuyến. Nó đang không ngừng thay đổi và phát triển, thích ứng với sự thay đổi của thị trường và sự thay đổi ở thói quen mua sắm của khách hàng.

Vậy ngành bán lẻ là gì? Có những hình thức bán lẻ nào đang phổ biến? Cơ hội nào cho sự phát triển của nhà bán hàng trong ngành bán lẻ? Hãy để AGlobal mách bạn nhé!

1. Ngành bán lẻ là gì?

Ngành bán lẻ là hình thức mua bán mà sản phẩm được phân phối từ nhà sản xuất/ các nhà bán buôn, hoặc từ các công ty thương mại, sau đó bán lại cho người mua. Người mua là đối tượng cuối cùng của chuỗi giao dịch.

Nhà bán lẻ là người/ doanh nghiệp mua hàng hóa từ nhà sản xuất hoặc nhà buôn,... với số lượng lớn, giá sỉ và bán chúng với số lượng nhỏ cho người tiêu dùng cuối cùng với giá cao hơn.

(Trong quy trình của ngành bán lẻ, các nhà bán lẻ sẽ mua các sản phẩm với giá bán buôn tại nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp bán buôn,... sau đó bán lại cho khách hàng với giá chênh lệch, phần tiền chênh lệch đó trừ đi chi phí mà nhà bán lẻ phải bỏ ra trong quá trình bán sẽ thu được lợi nhuận của các nhà bán lẻ)

Tầm quan trọng của ngành bán lẻ nằm ở sự tiện lợi mà nó mang lại cho khách hàng. Nó có thể đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng ngày của họ thông qua các kênh bán lẻ khác nhau. Nếu không có các nhà bán lẻ, người tiêu dùng thông thường sẽ phải tìm nguồn sản phẩm và mua trực tiếp từ nhà sản xuất. Điều đó có nghĩa là họ cần di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau để có được mọi thứ mà họ cần.

2. Các hình thức phổ biến trong ngành bán lẻ là gì?

Ngành bán lẻ có rất nhiều các hình thức, và nó vẫn đang ngày càng được mở rộng. Vậy hãy để AGlobal giới thiệu đến bạn các hình thức bán hàng hiện đang phổ biến và phát triển trong ngành bán lẻ là gì nhé!

2.1. Các cửa hàng vật lý truyền thống

Khi Internet chưa phát triển như hiện tại, ngành bán lẻ chủ yếu được biết đến với hình thức bán lẻ truyền thống. Hoạt động này chủ yếu sẽ được tiến hành qua các kênh như sạp bán hàng ở chợ, tạp hóa, cửa hàng tiện lợi,... là tiêu biểu nhất.

Đây đều là những địa điểm mua sắm quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam từ xưa tới nay. Đặc biệt là các khu chợ dân sinh đã trở thành một biểu tượng, một nét đẹp trong văn hóa sinh hoạt của người dân Việt.

Vậy nên mặc dù ngày càng xuất hiện nhiều các chuỗi cửa hàng theo hệ thống hay các cửa hàng đặc chủng thì các kênh bán lẻ truyền thống như vậy vẫn được số đông người tiêu dùng lựa chọn.

2.2. Bán hàng online

Đến khi Internet xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến, thị trường ngành bán lẻ cũng xuất hiện sự thay đổi.

Bây giờ, các doanh nghiệp bán lẻ có thể đăng các sản phẩm của mình lên website bán hàng,... Quá trình trao đổi giữa người mua và bên bán sẽ được diễn ra online. Khách hàng có thể xem các mặt hàng, nghe tư vấn về các mặt hàng mà không phải đến trực tiếp cửa hàng.

Bên bán hàng nhận và xử lý đơn hàng sau đó vận chuyển đến khách hàng thông qua bên thứ ba hoặc tự mình giao. Việc thanh toán cũng có thể tiến hành online hoặc thu tiền tận nơi.

2.3. Bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Khi các sàn thương mại điện tử bán lẻ (mô hình B2C, B2B) xuất hiện tại nước ngoài như Amazon, Alibaba… cũng như khi Shopee, Lazada, Tiki,... hay gần đây nhất là Tiktok Shop làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam thì cũng là lúc các doanh nghiệp, nhà bán lẻ có thêm một hình thức kinh doanh mới vào ngành bán lẻ.

Các nhà bán hàng có thể hợp tác làm đối tác và bán hàng trên các trang thương mại điện tử. Từ đó giúp tăng cơ hội tiếp cận với lượng lớn khách hàng từ khắp mọi nơi, thậm chí trên toàn thế giới một cách thuận tiện nhất.

Amazon đã từng phát biểu: Nhà bán hàng gửi sản phẩm của mình đến các trung tâm hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA), chúng tôi sẽ đóng gói, vận chuyển và cung cấp dịch vụ khách hàng cho các sản phẩm đó.”

Tìm hiểu thêm: Amazon FBA Fulfillment - Giải pháp bán hàng tối ưu cho doanh nghiệp

3. Sự phát triển và xu hướng trong ngành bán lẻ là gì?

Năm 2023 được nhận định là năm mang lại cơ hội phục hồi vô cùng khả quan cho ngành bán lẻ sau đại dịch COVID-19. Như vậy, các nhà bán lẻ buộc phải tái cơ cấu lại quy trình bán hàng, nắm bắt xu hướng hay thậm chí là đón đầu nó để có thể tiếp cận thêm lượng người mua khổng lồ.

Vậy các xu hướng mới trong năm 2023 của ngành bán lẻ là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

3.1. Bán hàng đa kênh

Đầu tiên không thể không kể đến đó là bán hàng đa kênh. Hình thức này chắc chắn sẽ ngày càng nở rộ nhờ ưu điểm làm tăng trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng của mình.

Sự kết hợp các hình thức bán hàng offline, áp dụng công nghệ vào bán lẻ và ứng dụng thương mại điện tử sẽ trở thành những nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển đa kênh của doanh nghiệp trong ngành bán lẻ.

Và chắc chắn các doanh nghiệp sẽ tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng một hành trình liền mạch, cải thiện doanh số bán hàng của mình cũng như tăng trải nghiệm khách hàng.

3.2. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Hiện nay, hầu hết các nhà bán lẻ đều chú trọng đến việc cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng. Điều này giúp tăng tính tương thích giữa sản phẩm và nhu cầu của khách hàng.

Theo một khảo sát của Vietnam Report, 69,2% số doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến tăng chi tiêu cho Marketing nói chung. Trong đó có đến hơn ⅔ số doanh nghiệp cho biết sẽ tập trung cho các hạng mục marketing liên quan đến quản trị quan hệ khách hàng và trải nghiệm khách hàng.

3.3. Xu hướng bán hàng Social Commerce

Social Commerce được dự đoán là xu hướng bán hàng sẽ trở thành xu hướng sẽ bùng nổ nhất trong năm 2023. Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng sẽ đọc và xem các đánh giá từ KOLs, influencers,... nhiều hơn. Các nhà bán lẻ cũng sẽ chú trọng hơn đến các hình thức thuê hoặc tặng sản phẩm cho các reviewers, KOLs,... để lên video hoặc các bài đánh giá, thậm chí là livestream bán hàng trên kênh mạng xã hội của họ.

Khác với việc sử dụng các trang mạng xã hội để quảng cáo sản phẩm và kéo khách hàng đến website, cửa hàng hay các trang bán hàng khác. Với Social Commerce, toàn bộ quá trình tìm hiểu, mua sắm sẽ diễn ra ngay trên mạng xã hội mà khách hàng đang dùng.

Điều này giúp cho các sản phẩm đến với khách hàng được cá nhân hóa, gia tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng, và được đo lường bằng chính mức độ tương tác qua các trang mạng xã hội.

3.4. Xu hướng tiêu dùng bền vững

Tính bền vững của sản phẩm là một trong những xu hướng tiêu dùng nổi bật trong năm 2023, vậy nên các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ chắc chắn phải nắm bắt được cơ hội này.

Sau hàng loạt các dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế thế giới, người tiêu dùng đang điều chỉnh chi tiêu để dự phòng cho giai đoạn khó khăn phía trước, tối đa hóa giá trị các sản phẩm và tiêu tiền khôn ngoan hơn.

Vì vậy người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, đang dần dành nhiều quan tâm đến các doanh nghiệp mà sản phẩm của họ ít tạo tác động tiêu cực đến môi trường hơn. Bởi họ ngày càng nhận thức rõ rệt hơn về vai trò của sự phát triển bền vững.

Như vậy, các nhà bán hàng trong ngành bán lẻ cũng phải thật nhanh chóng nắm bắt lấy thời cơ này, lựa chọn những sản phẩm thật phù hợp để tiếp cận một tệp khách hàng tiềm năng này.

4. Sự đối đầu của các ông lớn trong ngành bán lẻ

Và câu hỏi được đặt ra là Vậy ai là người đang chiếm ưu thế trong ngành hàng bán lẻ này và sự đối đầu trong ngành hàng bán lẻ là gì? Sau đây, AGlobal sẽ trình bày rõ hơn về điều đó.

Từ trước đến nay, hai ông lớn trong ngành bán lẻ thế giới là Walmart và Amazon vẫn luôn là hai đối thủ lớn nhất của nhau và của toàn bộ ngành bán lẻ thế giới. Dù vào năm 1996, khi Amazon mới ra mắt thì Walmart đã có hệ thống hơn 2.000 cửa hàng.

Tuy nhiên, Walmart tham gia vào thị trường thương mại điện tử khá muộn. Vì vậy mãi đến năm 2016, khi Walmart thực sự bước chân vào lĩnh vực thương mại điện tử và đến khoảng thời gian đại dịch bùng nổ, Walmart mới thực sự đối đầu cùng Amazon.

Năm 2020, Walmart đã ra mắt Walmart + cùng với Dịch vụ Fulfillment Services (WFS) để cạnh tranh với dịch vụ Fulfillment by Amazon (FBA) của Amazon để giúp người bán lưu trữ và giao hàng cho khách hàng tại kho của mình, thuận lợi hơn cho cả nhà bán hàng và người tiêu dùng. Và đến năm 2021, các nhà bán hàng quốc tế có thể chính thức bán hàng trên Walmart.

Tuy nhiên dù đối đầu trực tiếp như vậy nhưng doanh số bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử trong quý 4 của Amazon vượt qua Walmart rất nhiều (64,53 tỷ USD so với 49,56 tỷ USD). Báo cáo của Prosper Insights & Analytics (Tháng 1/2023) về hành vi người mua sắm cho thấy 61,8% người Mỹ cho rằng Amazon là trang họ sử dụng thường xuyên nhất để mua sản phẩm, trong khi chỉ có 8,6% cho rằng Walmart.

Như vậy, có thể thấy cả Amazon và Walmart đều là những ông lớn trong ngành bán lẻ, tuy nhiên họ có các mô hình kinh doanh và phạm vi hoạt động khác nhau.

Amazon thì tập trung vào hình thức bán lẻ trực tuyến và phát triển các dịch vụ kỹ thuật số của mình. Trong khi đó, Walmart thì lại có sự hiện diện mạnh mẽ hơn ở phân khúc sản phẩm phù hợp với những người mua sắm có thu nhập thấp.

Cả hai đều đóng những vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành bán lẻ và cạnh tranh để mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.

Đọc thêm: Amazon best seller & 5 tuyệt chiêu bán hàng hiệu quả nhất 2023

5. Kết luận

Qua bài viết trên, chúng ta đã nắm được Ngành bán lẻ là gì? Ngành bán lẻ cũng đang trải qua sự biến đổi mạnh mẽ và phát triển không ngừng. Sự cạnh tranh trong ngành này nhờ vậy mà cũng ngày càng khốc liệt hơn bao giờ hết. Và doanh nghiệp thành công sẽ là doanh nghiệp nắm bắt được các xu hướng mới, đáp ứng nhu cầu càng ngày càng đa dạng của khách hàng. Hay thậm chí là tạo ra các trào lưu mới trong ngành bán lẻ.

Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal.

AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/ban-le-a94595