Nguyên nhân làm ô nhiễm sông ngòi và biện pháp khắc phục

Nguyên nhân làm ô nhiễm sông ngòi và biện pháp khắc phục

Thực trạng ô nhiễm sông ngòi đáng báo động tại Việt Nam

Có thể bạn chưa biết, tại Việt Nam có hơn 2360 sông, suối và hàng nghìn ao hồ,... Tuy nhiên, nhiều khu vực sông ngòi tại Việt Nam luôn ở trong tình trạng bị ô nhiễm trầm trọng. Nước sông đen kịt, dòng chảy thu hẹp, chất thải tạo thành nhiều bãi bồi cùng những mùi hôi thối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân tại khu vực lân cận. Trên thực tế, tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam không chỉ xảy ra ở nông thôn mà còn diễn ra nghiêm trọng tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM

Một dòng sông bị ô nhiễm nặng tại Việt Nam

Nguyên nhân làm ô nhiễm sông ngòi tại Việt Nam

Tình trạng sông ngòi ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và thông thường được phân loại theo cách nguồn ô nhiêm di vào ao hồ, sông ngòi đó là ô nhiễm nguồn điểm hoặc không nguồn điểm.

Ô nhiễm nguồn điểm

Các chất gây ô nhiễm xâm nhập vào vùng nước có thể được truy nguyên từ một nguồn, địa điểm cụ thể. Ô nhiễm nguồn điểm dễ quản lý hơn so với ô nhiễm nguồn không điểm bao gồm đổ chất thải công nghiệp, nước thải từ các cơ sở xử lý nước thải, đổ trái phép và lắng đọng hóa chất nguy hiểm khác (ví dụ chất thải hạt nhân). Bởi vì nguồn gây ô nhiễm nguồn điểm thường có thể xác định được nên việc quản lý sẽ dễ dàng hơn nhiều so với ô nhiễm nguồn không điểm

Ô nhiễm không nguồn điểm

Các chất gây ô nhiễm xâm nhập vào vùng nước không thể truy nguyên nguồn gốc, địa điểm. Thay vào đó, ô nhiễm xuất hiện từ các địa điểm cách xa vùng nước hoặc có nhiều nguồn nhỏ, khuếch tán, nó được coi là nguồn không điểm. Nếu không có nguồn xác định, loại ô nhiễm này thường khó quản lý; khó ước tính mức độ ô nhiễm đang thực sự xảy ra và loại tác động mà nó gây ra. Ô nhiễm nguồn không điểm bao gồm dòng chảy nông nghiệp (thuốc trừ sâu, phân bón, phân bón), mưa axit, lắng đọng nitrat và rò rỉ từ bể tự hoại. Ô nhiễm không nguồn điểm là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm song ngòi.

Các nguyên nhân làm ô nhiễm sông ngòi

Biện pháp khắc phục ô nhiễm sông ngòi

Để quản lý ô nhiễm sông ngòi hiệu quả, một số câu hỏi cần phải được trả lời:

  1. Nguồn gây ô nhiễm cho sông ngòi đang khảo sát là gì?

  2. Có bao nhiêu nguồn gây ô nhiễm đang xảy ra?

  3. Thời gian ​​xảy ra trong bao lâu ?

  4. Những tác động dự kiến ​​của nguồn gây ô nhiễm là gì?

Ô nhiễm nguồn điểm có thể dễ quản lý hơn ô nhiễm không nguồn điểm vì có thể dễ dàng xác định nguồn, khối lượng và tác động của ô nhiễm. Hơn nữa, các tác động ô nhiễm nguồn điểm thường tập trung ở một địa điểm, giúp việc khắc phục trở nên dễ dàng hơn.

Giải pháp dài hạn: Để giải quyết tình trạng ô nhiễm sông ngòi tại Việt Nam, nhiều cơ quan ban ngành đã và đang nỗ lực hết mình ứng dụng nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng ô nhiễm trên. Chẳng hạn như đầu tư vào các hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp, nghiêm cấm tình trạng xả thải chưa qua xử lý ra môi trường,...

Mỗi người dân vẫn có thể đóng góp công sức vào quá trình hạn chế ô nhiễm sông ngòi bằng cách xử lý đúng cách về các chất thải, tiến hành trồng cây để giảm bớt lượng phù sa chảy xuống sông ngòi. Hạn chế việc sử dụng phân bón, các loại thuốc trừ sâu để giảm bớt lượng nước ô nhiễm thải ra môi trường.

Bên cạnh các giải pháp mang tính dài hạn trên, chúng ta cần có các giải pháp cấp bách hơn để xử lý ô nhiễm đang xảy ra trên các sông và ao hồ trong đó việc đưa oxy vào nước hay còn được gọi là “làm thoáng nước” được chứng minh hiệu quả và được sử dụng rộng rãi theo nhiều cách khác nhau.

Sục khí để giảm ô nhiễm cho sông ngòi, ao hồ

04 Giải pháp sục khí để xử lý ô nhiễm sông ngòi

Tại các ao hồ sông ngòi kém lưu thông kém, việc sử dụng các thiết bị phân phối khí để khuếch tán oxy vào nước, hay còn được gọi là “làm thoáng nước” được xem là một phải pháp kiểm soát ô nhiễm hữu cơ và kiểm soát mùi hiệu quả. Quy trình này giúp duy trì nồng độ oxy tối ưu trong nước để các vi sinh hiếu khí vật phân hủy các chất ô nhiễm và kích hoạt quy trình làm sạch tự nhiên, vốn có của ao hồ. Từ đó, giúp ngăn ngừa tích lũy ô nhiễm hữu cơ, hạn chế mùi các tình trạng phú dưỡng hóa gây nên hiện tượng tảo nở hoa. Các phương pháp “làm thoáng nước” được sử dụng trên thế giới bao gồm:

Thiết bị sục khí bề mặt

Thiết bị sục khí bề mặt

Đây là thiết bị cơ khí thực hiện cả hai chức năng khuấy trộn và khuếch tán oxy vào nước.Thiết bị bao gồm một cánh khuếch tán kết nối trục với một motor công suất lớn. Khi hoạt động, cánh khuếch tán sẽ tự hút và tán khí, đồng thời khuấy trộn mạnh tạo ra dòng chảy giúp lưu thông và ngăn sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tầng nước.

Thiết bị phân phối khí tinh

Thiết bị phân phối khí tinh

Hệ thống sử dụng các thiết bị khuếch tán khí tinh dạng ống hoặc đĩa . Thường được lắp đặt tại các vị trí cần kiểm soát ô nhiễm của ao hồ hoặc sông ngòi. Đây là là phương pháp sục khí được sử dụng rất phổ biến trong nhiều hệ thống xử lý nước thải. Máy thổi khí sẽ cung cấp khí cho hệ thống khuếch tán để duy trì nồng độ oxy tối ưu cho ao hồ. Giúp ngăn ngừa sự tích tự các chất ô nhiễm hữu cơ và kiểm soát mùi hiệu quả.

Thiết bị khuếch tán oxy tinh khiết

Thiết bị khuếch tán oxi tinh khiết

Đây là một phát minh mới trong việc kiểm soát ô nhiễm cho ao hồ, sông ngòi hoặc các mương dẫn nước thải. Hệ thống cung cấp giải pháp châm oxy tinh khiết vào dòng nước ô nhiễm giúp kiểm soát nhanh mùi và ô nhiễm hữu cơ.

Ưu điểm: Xử lý nhanh chóng ô nhiễm và ngăn phát sinh mùi hiệu quả

Nhược điểm: Chi phí rất cao, Khó vận hành. Cần hệ thống tạo oxy tinh khiết

Ống phân phối khí dạng bọt siêu mịn

Ống phân phối khí dạng bọt siêu mịn

Ống phân phối khí dạng bọt siêu mịn đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong việc kiểm soát ô nhiễm cho ao hồ. Sản phẩm có khả năng tạo ra các bóng khí siêu mịn, đạt kích thước micromet nên hiệu quả khuếch tán oxi cao hơn rất nhiều lần so với các hệ thống thông thường. Ống phân phối khí dạng bọt siêu mịng chỉ sử dụng máy thổi khí công suất nhỏ nhưng đã giải quyết vấn đề ô nhiễm một diện tích ao hồ hoặc sông ngòi rộng lớn - Giúp tiết giảm đáng kể điện năng tiêu thụ

Ngoài ra, Thiết kế của ống phân phối khí dạng bọt siêu mịn củng đem lại nhiều ưu điểm trong quá trình lắp đặt bằng cách thả chìm trược tiếp xuống đáy ao hồ hoặc sông ngòi với cơ cấu khung neo vô cùng đơn giản. Ống có thể bố trí theo dạng vĩ , theo cụm hoặc nối dài dọc theo chiều dài ao hồ mà lượng khí vẫn được phân phối đồng đều suốt chiều dài ống (tối đa lên đến 100m).

Ưu điểm: Đây là giải pháp vô cùng tiện lợi, đơn giản và chi phí thấp để kiểm soát ô nhiễm cho ao hồ, sông ngòi. Độ bền lên đên 10 năm.

Nhược điểm: Cần cung cấp nguồn khí sạch cho ống để hạn chế tắt nghẽn

Hình ảnh lắp đặt thực tế của ống phân phối khí dạng bọt siêu mịn

Hình ảnh lắp đặt ống phân phối khí dạng bọt siêu mịn

Quý đối tác có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline để nhận được sự tư vấn và bảng chào giá chi tiết cho sản phẩm mà quý đối tác đang quan tâm

Công ty Môi trường Nhất Tinh - Cung cấp trọn gói thiết bị và giải pháp tối ưu cho ngành nước

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/co-nhung-nguyen-nhan-nao-lam-cho-nuoc-song-bi-o-nhiem-lien-he-o-dia-phuong-em-a95066