Đến hẹn lại lên, lớp học trăm ngành trên đời của FIGO tiếp tục được phát sóng. Hôm nay FIGO và các em sẽ cùng tìm hiểu về một ngành nghe tên giống một môn học khó nhằn theo chúng từ xuyên suốt từ cấp hai đến cấp ba: Ngành vật lý học. Bắt đầu vô tiết học thôi!
Xem lại các bài học trước ở Thư viện ngành STEM nhé các em!
Ngành vật lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về vật chất và sự tương tác giữa các vật chất với nhau. Vật chất được nghiên cứu ở đây đi từ mức độ vi mô (siêu siêu nhỏ như các hạt cấu tạo nên vật chất đó) cho đến mức vĩ mô (siêu to khổng lồ như các hành tinh, thiên hà hay là cả vũ trụ). Đây còn được xem là môn khoa học nền tảng vì các em cũng biết các định luật vật lý sẽ chi phối gần như toàn bộ cuộc sống xung quanh chúng ta và cả những chân trời ngoài vũ trụ chúng ta chưa biết tới nữa. Các môn khoa học khác khi đi nghiên cứu đối tượng của nó cũng đều phải tuân theo các quy luật vật lý hết. Vậy nên, có thể nói là vật lý luôn ở quanh chúng ta, ngủ dậy thấy vật lý, làm việc hay đi dạo đều nhìn thấy vật lý.
Tới đây chắc mấy em sẽ thấy sao nó giống giống học vật lý ở trường cấp hai, cấp ba đúng không? Căn bản đối tượng nghiên cứu của vật lý và mục tiêu của nó là không thay đổi. Tuy nhiên, ngành vật lý học hiển nhiên sẽ đào sâu nghiên cứu ở một mức độ chuyên sâu hơn, khám phá thêm nhiều tầng ý nghĩa của các kiến thức vật lý phổ thông, bên cạnh đó tính ứng dụng vào phục vụ đời sống cũng sẽ cao hơn.
Một điều thú vị nữa là, ngành này là anh em thân thiết với toán học, các kiến thức và định lý toán học được vận dụng linh hoạt và hiệu quả, chặt chẽ trong lĩnh vực vật lý. Chắc mấy em ai đang học cấp 3 vật lý thì cũng hiểu sao có nhiều công thức toán siêu quen mắt được áp dụng để giải các vấn đề về vật lý chứ nhỉ?
Đầu tiên, nói về chương trình đào tạo trước, khi các em quyết định trở thành một nhà vật lý học, thông thường các em sẽ được đào tạo các kiến thức sau:
1. Đại cương
Các môn này khi học ở Việt Nam các em sẽ học những môn bắt buộc quen thuộc về Đảng và Tư tưởng, các môn liên quan đến thể chất và quốc phòng trước khi được học về ngành của mình.
Nếu được đào tạo ở môi trường quốc tế, các môn đại cương sẽ thường là
2. Chuyên sâu
Ở mức độ này, các em sẽ được học các kiến thức vế:
Khối kiến thức cơ sở của khối ngành
Khối kiến thức cơ sở của ngành
Khối kiến thức cơ sở của chuyên ngành.
Để dễ nhớ, các em sẽ đi từ bao quát đến chuyên môn hoá : khối ngành => ngành => chuyên ngành. Hai mục đầu tiên của khối ngành và ngành thì thông thường các môn học đào tạo tương đối giống nhau, tuy nhiên đối với chuyên ngành thì tuỳ vào lựa chọn của các em mà chương trình đào tạo sẽ khác nhau. Hiện ngành vật lý học sẽ có những chuyên ngành như:
Chuyên ngành Vật lý
Chuyên ngành Khoa học Vật liệu
Chuyên ngành Công nghệ hạt nhân
Chuyên ngành Vật lý chất rắn
Chuyên ngành Vật lý điện tử:
Chuyên ngành Vật lý ứng dụng
Chuyên ngành Sư phạm Vật lý
Sau khi học đại học ngành vật lý học thì tụi em có thể làm gì? Thật ra không cần FIGO trả lời thì khi nhìn vào các chuyên ngành của ngành vật lý, tụi em cũng có thể hình dung ra những hướng đi khác nhau cho ngành này rồi đúng không. Bây giờ, FIGO sẽ đưa ra một số thông tin các em tham khảo thử nhé:
Giảng viên, giáo viên lĩnh vực vật lý: dành cho những em nào đam mê việc đào tạo và truyền đạt kiến thức cũng như lửa đam mê cho các thế hệ trẻ yêu thích vật lý mai sau.
Nhà nghiên cứu: nếu các em mong muốn tạo ra được giá trị qua những phát hiện hay cải tiến mới trong lĩnh vực vật lý thì phòng nghiên cứu là nơi phù hợp để các em thoả sức chuyên tâm tìm kiếm những sự kết hợp mới, những cách ứng dụng mới để vật lý hỗ trợ đắc lực cho cuộc sống của chúng ta
Tư vấn viên: trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp, công ty điện tử. Các em ngoài là các chuyên gia tư vấn còn có thể quản lí các dự án của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực của mình
Kỹ thuật viên: đây là công việc thực chiến dành cho các em nào theo phong cách học và làm, ứng dụng liên tục. Các em sẽ vừa nghiên cứu, vừa tham gia sửa chữa các vấn đề trong lĩnh vực điện tử, viễn thông,...
Nếu đã rõ hơn về ngành này rồi thì chắc bây giờ các em sẽ thắc mắc…
Theo thống kê tại https://www.payscale.com/research/US/Job=Physicist/Salary
Các nhà vật lý học tương lai sẽ có lương dao động từ 52000$ cho tới 149000$ /năm
Còn đối với các sinh viên Việt Nam ngành vật lý học mới ra trường sẽ nhận được mức lương dao động từ 5 - 8 triệu đồng/ tháng. Là một mức lương khởi điểm tương đối cao so với mức lương trung bình của sinh viên ở nhiều ngành. Vậy nên các em cứ chuyên tâm học hành, còn việc ngân lượng sau khi ra trường thì chắc chắn sẽ là một mức xứng đáng với trình độ và kỹ năng của các em. Các mức lương trên còn liên tiếp tăng dựa vào kinh nghiệm làm nghề của các em nữa.
Đầu tiên, các em cần biết mình có phù hợp với ngành này hay không nhé. Các em có thể tự kiểm tra bằng cách tìm hiểu cụ thể, chi tiết hơn công việc của ngành này thông qua mạng hay qua người thân. Một cách khác đó là các em có thể thử làm các bài test trắc nghiệm tính cách để xem nhóm ngành phù hợp với mình, FIGO gợi ý các em thử bài trắc nghiệm tính cách Holland để xem nhóm tính cách của mình có ‘đụng là trụng' với ngành vật lý học không nhé.
Bước hai, nếu đã chắc mẩm là theo anh vật lý học này về dinh thì các em nên chuẩn bị cho mình:
Một tình yêu nồng nàn với vật lý. Nếu mà không yêu quá thì tuyệt đối không được sợ hay dè dặt với anh ấy, vì còn gặp nhau cả quãng đi học và quãng đi làm nên thôi nếu thấy sợ thì từ đầu đừng bén duyên với nhau nhe.
Ngoài yêu vật lý thì các em nên có sự thích thú, tò mò tìm tòi với những điều mới lạ, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học tự nhiên này.
Kiên trì, nhẫn nại: khi bước vào con đường học chuyên ngành chuyên sâu thì sẽ có nhiều nỗ lực của các em chưa chắc đã đem đến thành công trong 10 mấy lần đầu tiên. Nhiều khi học khoa học vật liệu mà các em thí nghiệm mẫu vật nó hỏng cả mấy chục lần. Vậy nên, để theo đuổi đến cuối chặng hành trình thì kiên trì là một yếu tố tiên quyết.
Chăm chỉ: Không thể thiếu anh này được, hầu hết các chuyên ngành trong vật lý học đều nặng về mặt kiến thức lý thuyết lẫn thực hành, việc không siêng năng cày cuốc kiến thức không chỉ hại ở việc các em thi không qua mà còn có thể khiến các em gặp nhiều vấn đề khi thực hành nữa đấy.
Xong tiết học hôm nay, các em đã nắm qua những kiến thức cần có trước khi bắt đầu chọn ngành vật lý học rồi đấy. Nếu các em không chỉ muốn học ngành này mà còn có kế hoạch du học để được đào tạo trong môi trường quốc tế thì hãy liên hệ ngay FIGO GROUP. FIGO GROUP sẽ cùng các em tư vấn 1-1 chuyên sâu và hỗ trợ các em làm toàn bộ hồ sơ du học.
FIGO GROUP - Tổ chức tư vấn du học Mỹ ngành STEM
SĐT liên hệ tư vấn: 0777 885401
Đăng kí tư vấn qua email: info.figogroup@gmail.com
Fanpage Facebook: FIGO GROUP - Tổ chức tư vấn du học Mỹ ngành STEM
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngành kỹ sư điện tử
Ngành kỹ sư hoá học
Ngành khoa học y sinh
Ngành kỹ sư hệ thống
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/vat-ly-la-mon-gi-a95074