Lý thuyết Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
Bài giảng Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
- Tính chất nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 210C trên cả nước và tăng dần từ bắc vào nam; Số giờ nắng đạt 1400-3000 giờ/năm.
- Tính chất gió mùa: Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió.
- Tính chất ẩm: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.
Sa Pa là nơi có nhiệt độ thấp, hàng năm có tuyết rơi vào mùa đông
2. Tính chất đa dạng và thất thường
- Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.
+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
+ Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
* Khu vực Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
+ Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.
Ở các tỉnh phía Nam mùa khô gây thiếu nước và hạn hán nghiêm trọng
- Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh
+ Biểu hiện: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm bão ít, năm bão nhiều…
+ Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.
Bão gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, đặc biệt ở miền Trung nước ta
Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Số giờ nắng nước ta nhận được mỗi năm là
A. 1400 - 3000 giờ trong năm
B. 1300 - 4000 giờ trong năm
C. 1400 - 3500 giờ trong năm
D. 1300 - 3500 giờ trong năm
Câu 2. Khí hậu nước ta chia thành
A. bốn mùa rõ rệt trong năm
B. ba mùa rõ rệt trong năm
C. hai mùa rõ rệt trong năm
D. khô, nóng quanh năm không phân mùa
Câu 3. Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi
A. Hoàng Liên Sơn
B. Trường Sơn Bắc
C. Bạch Mã
D. Trường Sơn Nam
Câu 4. Hằng năm, nước ta có lượng mưa trung bình là
A. 1200 - 1800mm/năm
B. 1300 - 2000mm/năm
C. 1400 - 2200mm/năm
D. 1500 - 2000mm/năm
Câu 5. Khí hậu Biển Đông mang tính chất
A. nhiệt đới hải dương
B. nhiệt đới địa trung hải
C. nhiệt đới gió mùa
D. nhiệt đới ẩm
Câu 6. Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta?
A. Đông Bắc
B. Tây Nguyên
C. Duyên hải miền Trung
D. Nam Bộ
2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Miền khí hậu phía Bắc có đặc điểm
A. nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc
B. nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá
C. có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều
D. mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô
Câu 2. Mưa lớn do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên thường tập trung ở đâu?
A. Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Trung Bộ
B. Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ
C. Bắc Trung Bộ và Trung Bộ
D. Duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ
Câu 3. Miền khí hậu phía Nam có đặc điểm
A. nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc
B. nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá
C. có mùa động lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều
D. mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô
Câu 4. Nhân tố nào không làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?
A. Vị trí địa lí
B. Địa hình
C. Hoàn lưu gió mùa
D. Sông ngòi
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
Lý thuyết Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Lý thuyết Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
Lý thuyết Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam
Lý thuyết Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/dia-li-8-bai-31-a95211