Học vị là gì, học vị tại Việt Nam bao gồm những danh xưng nào?

Học vị là gì, học vị tại Việt Nam bao gồm những danh xưng nào?

1. Học vị là gì, các danh xưng học vị tại Việt Nam hiện nay?

1.1. Học vị là gì?

Học vị là văn bằng tại Việt Nam được một cơ sở giáo dục nào đó ở trong và ngoài nước có giấy phép hoạt động theo tiêu chuẩn nhà nước cấp cho người đã tốt nghiệp theo cấp học tương ứng.

Tại Việt Nam từ thời phong kiến tới xã hội hiện đại hiện nay đều rất coi trọng bằng cấp. Theo quan niệm người xưa “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, vì thế đất nước ngay từ thuở sơ khai đã rất chú trọng đào tạo nhân tài cho đất nước.

Nếu thời xưa, nền khoa cử của Việt Nam tương đối khắt khe bởi chỉ cho nam nhân đi học. Người tham gia để đỗ Trạng Nguyên phải trải qua 4 kỳ thi hương, 1 kỳ thi hội và kỳ thi đình là cuối cùng. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại hiện nay, cả nam và nữ đều được theo học theo các cấp học khác nhau. Tương ứng với mỗi cấp sẽ có những học vị, danh xưng khác nhau.

Để có được danh xưng học vị, bạn chỉ cần tham gia học tập, đào tạo tại các cơ sở theo cấp độ tăng dần. Sau khi kết thúc các khóa học, bạn sẽ được chứng nhận tốt nghiệp với các văn bằng chứng chỉ tương ứng với cấp học vị đó.

Học vị là gì, các danh xưng học vị tại Việt Nam hiện nay

1.2. Hệ thống học vị tại Việt Nam hiện nay

1.2.1. Học vị tú tài

Đây là học vị dành cho những người đã tốt nghiệp THPT, đây được xem là kỳ thi cuối bậc trung học của Việt Nam. Những tốt nghiệp cấp 3 sẽ được cấp bằng tú tài.

>> Xem thêm: Làm nghề gì với tấm bằng tốt nghiệp THPT

1.2.2. Học vị cử nhân

Học vị cử nhân là danh xưng dành cho các sinh viên đã tốt nghiệp chương trình Đại học. Tại Việt Nam, bằng cử nhân thường áp dụng với sinh viên tốt nghiệp các khối khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội và nhân văn (cử nhân sư phạm, cử nhân báo chí, cử nhân luật, cử nhân kinh tế,...). Thông thường, cử nhân sẽ qua chương trình đào tạo 4 năm trong khi đó những sinh viên tốt nghiệp khối ngành kỹ thuật sẽ được cấp bằng kỹ sư.

1.2.3. Học vị thạc sĩ

Học vị thạc sĩ là cấp bậc dành cho những người đã tốt nghiệp Đại học. Những người được cấp học vị này là những người có trình độ chuyên môn cao, đã có kinh nghiệm tích lũy được trong thực tế. Họ có kiến thức chuyên sâu để có thể trở thành những chuyên gia hoặc những người nghiên cứu độc lập sau khi tốt nghiệp trình độ học cao học. Đây được xem là học vị quan trọng cho những người muốn trở thành tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư sau này.

Bằng thạc sĩ chính là học vị thể hiện học vấn đạt tới mức chuyên sâu của một người. Hiện nay nhiều công ty, doanh nghiệp lớn sẽ yêu cầu ứng viên có bằng thạc sĩ như một điều kiện cần thiết khi tuyển dụng nhân sự cấp cao.

1.2.4. Học vị tiến sĩ

Đây là học vị cao nhất trong lĩnh vực, phương pháp nghiên cứu khoa học. Những người được cấp bằng tiến sĩ này cần phải nắm được các lý luận cơ bản, các lý luận và nghiên cứu mới nhất trong chuyên môn của mình.

Đây là những kiến thức cơ bản đã được tích lũy trong quá trình học đại học và thạc sĩ. Tại cấp bậc tiến sĩ, người học tiếp tục nghiên cứu ở trình độ cao hơn và có cơ chế kiểm tra sát sao đảm bảo ứng viên có đủ các điều kiện cần thiết cho học vị.

2. Phân biệt học hàm là gì, học vị là gì?

2.1. Khái niệm

Học vị như đã giải thích là văn bằng được cấp do một cơ sở giáo dục hợp hợp pháp trong và ngoài nước cấp cho người tốt nghiệp ở cấp học cụ thể. Các học vị gồm tú tài, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.

Học hàm là chức danh cụ thể trong hệ thống giáo dục và đào tạo đã được Hội đồng Chức danh Giáo sư Việt Nam hoặc cơ quan nước ngoài bổ nhiệm cho người đang thực hiện công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. Các học hàm là phó giáo sư, giáo sư.

2.2. Cấp bậc lương

Đối với từng học vị là gì, mức lương khởi điểm sẽ có sự chênh lệch. Theo quy định, cứ đủ 3 năm, các học vị trên sẽ được xem xét nâng cao mức lương 1 lần.

Trình độ trung cấp mức lương bậc 1 với hệ số lương lương 1.86 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004)

Trình độ cao đẳng lương thuộc bậc 2, hệ số lương 2.06 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004)

Trình độ đại học mức lương xếp bậc 1 với hệ số lương là 2.34 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)

Trình độ bậc lương thạc sĩ mức lương được xếp theo bậc 2, hệ số lương 2.67 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)

Trình độ có bằng tiến sĩ, mức lương xét bậc 3, hệ số lương 3.00 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)

Trong khi đó, học hàm phó giáo sư có hệ sống lương lần lượt là 4.4; 4.74; 5.08; 5.42; 5.76; 6.10; 6.44; 6.78; VK 5% (mã ngạch 15.110), học hàm giáo sư có hệ số lương lần lượt là 6.2; 6.56; 6.92; 7.28; 7.64; 8.00; VK 5% (mã ngạch 15.109).

Phân biệt học hàm là gì, học vị là gì

2.3. Phụ cấp

2.3.1. Phụ cấp thâm niên

Phụ cấp này được tính bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh nếu trên. Theo qui định, nhân viên công tác từ năm thứ 4 trở đi sẽ được tính thêm 1% lương mỗi năm

2.3.2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo

Phụ cấp này bao gồm 10% mức lương hiện tại đang hưởng, thêm phụ cấp các chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

2.3.3. Phụ cấp khu vực xa xôi, hẻo lánh

Phụ cấp này sẽ chia thành 7 mức cơ bản là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung

2.3.4. Phụ cấp đặc biệt

Phụ cấp này dành cho những người đang làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới sinh hoạt khó khăn. Phụ cấp gồm 3 mức cơ bản là 30%; 50% và 100% mức lương hiện có, thêm phụ cấp lãnh đạo và thâm niên vượt khung.

2.3.5. Phụ cấp khi làm việc tại vùng kinh tế mới

Những người làm việc tại vùng kinh tế mới, khu vực kinh tế hay đảo xa có điều kiện khó khăn gồm 4 mức cơ bản là 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện có thêm phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

2.3.6. Phụ cấp lưu động

Những người thường xuyên phải thay đổi địa điểm, nơi làm việc theo tính chất công việc sẽ được phụ cấp theo 3 mức cơ bản là 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.

2.3.7. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Mức phụ cấp độc hại được chia thành 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

2.3.8. Phụ cấp ưu đãi

Đây là phụ cấp dành cho những ngành nghề công việc với điều kiện lao động cao hơn thông thường. Họ sẽ được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.

2.3.9. Phụ cấp trách nhiệm công việc

Người làm việc trong những tổ chức cơ yếu quan trọng của chính phủ với công việc bảo vệ mật mã sẽ được hưởng phụ cấp với 3 mức lần lượt 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung được quy định.

Những người làm việc cần trách nhiệm cao hoặc phục vụ quản lý không phải là lãnh đạo sẽ hưởng phụ cấp trách nhiệm với 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.

2.4. Chế độ nâng bậc lương

Với danh xưng học vị thì sau 3 năm, lương trong ngạch sẽ được tăng lên một bậc, ngoại trừ trường hợp đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương.

Với danh xưng học hàm, sau thời gian đủ 5 năm mức lương sẽ được nâng lên một bậc ngoại trừ những trường hợp đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương.

>> Xem thêm: Cách tính lương sĩ quan quân đội

3. Học vị tại Việt Nam có được thế giới công nhận không?

Thời điểm những năm trước đây, phần lớn danh xưng học vị tại Việt Nam chưa được thế giới công nhận. Bằng chứng là nhiều sinh viên tốt nghiệp Đại học muốn theo học thạc sĩ, tiến sĩ tại các nước tiên tiến thủ tục rất khó khăn và hầu như bằng đại học không được công nhận tại nước ngoài. Chúng ta phải hiểu rằng, ngay cả bằng cấp của sinh viên đi du học nước ngoài về cũng chưa chắc được Việt Nam công nhận và ngược lại.

Lý giải điều này, chúng ta có thể thấy rằng, giáo dục tại Việt Nam chưa có đủ tiêu chuẩn đào tạo quốc tế. Các lý do khiến học vị tại Việt Nam chưa được thế giới công nhận là:

Chương trình đào tạo ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được tiến độ phát triển xã hội, đặc biệt là chưa theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới.

Hình thức đào tạo ở Việt Nam còn thiên nặng về lý thuyết quá nhiều mà chưa áp dụng trong thực tế để người học nắm bắt khi học lý thuyết lẫn thực hành.

Đội ngũ giáo viên, giảng viên chưa đảm bảo đủ chuyên môn, kinh nghiệm để truyền đạt cho học viên. Hình thức đào tạo theo kiểu đối phó, thiếu chuyên sâu, chỉ mang tính kinh doanh mà không quan tâm tới chất lượng.

Thiết bị đáp ứng giảng dạy, học tập còn thô sơ, chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy trình độ cao.

Học vị tại Việt Nam có được thế giới công nhận không

Có thể khẳng định rằng, hiện chưa có trường đại học, cao học nào tại Việt Nam được công nhân có trình độ chất lượng đào tạo sánh ngang tầm với các nước tiên tiến. Thậm chí các giảng viên giảng dạy cũng phải thừa nhận điều này. Một bằng cấp nào khi được công nhận chúng cần được các hiệp hội chuyên môn nước sở tại công nhận và đánh giá. Về cơ bản hiện nay bằng cấp của Việt Nam cũng đang được công nhận tại một số nước như Anh, Mỹ, Úc, Canada,…

Việc công nhận này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) của bạn, thành tích học tập của bạn, các yếu tố về chuẩn kiến thức do hiệp hội chuyên môn của nước sở tại đặt ra, kinh nghiệm làm việc của bạn tới đâu,..

Hiện nay các trường đại học cũng chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy. Hiện một số nước đã công nhận bằng đại học tại Việt Nam, bạn nên tham khảo các nước này để chuẩn bị hành trang du học tốt nhất.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã nắm được học vị là gì, các hình thức học vị tại Việt Nam hiện nay. Đây chắc chắn là hành trang hữu ích giúp bạn tìm kiếm công việc cho tương lai sau này.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/cu-nhan-thac-si-tien-si-giao-su-a97448