Soạn bài Tràng giang| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo

Darkrose
Soạn bài Tràng giang| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo

1. Soạn bài Tràng giang: Trước khi đọc

1.1 Tìm hiểu về tác giả Huy Cận

-, Tác giả Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận sinh năm 1919 mất năm 2005 tại một gia đình nhà nho nghèo làng Ân Phú huyện Hương Sơn nay thuộc xã Ân Phú huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh.

- Không chỉ là một nhà thơ mà ông còn là một nhà tri thức, nhà chính trị lớn khi đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính trị nước nhà như Bộ trưởng Bộ Canh Nông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục, thứ trưởng Bộ Nội Vụ, Bộ Kinh tế,...

- Có thể chia sự nghiệp văn học của ông thành hai giai đoạn:

+ Trước năm 1945 các tác phẩm của ông mang nét buồn thương sầu não.

+ Sau năm 1945 thì phong cách thơ của ông dường như thay đổi hẳn khi tràn đầy sức sống và mới mẻ hơn.

1.2 Trả lời câu hỏi trước khi đọc

Theo bạn, khi đứng trước cảnh trời nước mênh mông buổi hoàng hôn, con người thường dễ nảy sinh tâm trạng, nỗi niềm gì?

Khi đứng trước cảnh trời nước mênh mông buổi hoàng hôn, theo em con người thường dễ nảy sinh tâm trạng buồn thương cùng với những nỗi nhớ với quê hương đất nước, với gia đình, với những người thân yêu và với cả quả khứ hạnh phúc.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

2. Soạn bài Tràng giang: Đọc văn bản

2.1 Bạn hình dung như thế nào về cảnh “nắng xuống, trời lên sâu chót vót”?

Sau khi đọc câu thơ “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”, em có thể dễ dàng nhìn thấy một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ. Ta có thể thấy khoảng cách xa xôi giữa bầu trời với mặt đất. Cách sử dụng sự đối lập giữa từ “xuống” của nắng và “lên” của trời càng làm cho khung cảnh được kéo giãn ra hơn tạo độ rộng và độ dài của không gian.

2.2 Những hình ảnh trong khổ thơ này bộc lộ tâm trạng gì của chủ thể trữ tình?

Trong khổ thơ thứ bà, những hình ảnh xuất hiện càng thể hiện được hoàn cảnh và những nỗi niềm của tác giả. Khung cảnh tại nơi đây có cảnh sông nước mênh mông với bầu trời bao la rộng lớn xa dần với mặt đất.

Cảm xúc của nhà thơ trầm xuống khi ông đau đớn tuyệt vọng trước số phận, trước thời cuộc. Chính bản thân ông đang trong cảnh mông lung không biết phải làm gì, không tìm được lối đi đúng cho bản thân mình. Tác giả dường như bất lực trước hoàn cảnh, muốn thay đổi nhưng lại không thể làm được gì.

3. Soạn bài Tràng giang: Sau khi đọc

3.1 Câu 1 trang 14 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Xác định nội dung bao quát của bài thơ và nội dung chính của từng khổ thơ.

- Nội dung bao quát toàn bộ bài thơ chính là nỗi sầu và cảm giác cô đơn của tác giả trước thiên nhiên bao la rộng lớn nhưng cũng tràn đầy tình yêu với đời với người và tình yêu quê hương đất nước sâu sắc.

- Có thể chia bài thơ theo nội dung như sau:

+ Khổ thơ đầu tiên đã miêu tả vẻ đẹp của cảnh sông nước, qua đó thể hiện tâm trạng buồn rầu của nhà thơ.

+ Khổ thơ thứ 2 và thứ 3 đã miêu tả chi tiết khung cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt trần trên Tràng Giang và thể hiện cảm xúc của tác giả.

+ Khổ thơ cuối cùng là Tràng Giang vào thời điểm chiều tà gợi lên nỗi nhớ quê hương của thi sĩ.

3.2 Câu 2 trang 14 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách đặt nhan đề và nêu tác dụng của lời

- Tác giả đã sử dụng một từ Hán Việt có nghĩa là sông dài để đặt cho nhan đề của tác phẩm. “Tràng Giang” là một từ mang sắc thái cổ kính và trang trọng.

- “Tràng Giang” là từ có hai vần mở tạo ra độ vang và độ ngân xa liên tiếp. Ngay từ tiếng ngân đó ta có thể thấy được hình ảnh một con sông lớn vừa dài lại vừa rộng.

- Qua lời đề từ ngắn gọn, người đọc có thể hiểu được khái quát nội dung của bài thơ về cả tình và cảnh mà tác giả muốn nhắc đến.

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

3.3 Câu 3 trang 14 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Phân tích vai trò của vần, nhịp thơ trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình.

- Tác phẩm đã được nhà thơ khéo léo gieo vần chân và vần cách kết hợp với nhịp thơ 4/3.

- Qua việc sáng tạo vần và nhịp thơ như vậy đã khiến cho bài thơ mang theo âm hưởng Đường thi nhưng lồng chút hơi thở hiện đại. Đây là một tác phẩm tiêu biểu cho phong trào thơ Mới. Vần và nhịp thơ đã góp phần thể hiện được nỗi buồn và cô đơn của chính tác giả khi đối mặt với thiên nhiên bao la rộng lớn. Ông mang theo mình nỗi buồn của nhân thế khi khát khao muốn hòa nhập với cuộc đời và tình yêu quê hương đất nước luôn thầm kín nhưng vẫn rất cháy bỏng.

3.4 Câu 4 trang 14 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Theo bạn, trong sự tương phản với không gian “trời rộng”, “sông dài”, các hình ảnh “thuyền”, “củi” (khổ 1); “cồn nhỏ”, “bến cô liêu” (khổ 2), “bèo dạt…” (khổ 3); “chim nghiêng cánh nhỏ…” (khổ 4) biểu trưng cho điều gì?

- Sử tượng giữa không gian “trời rộng”, “sông dài”, các hình ảnh “thuyền”, “củi” (khổ 1); “cồn nhỏ”, “bến cô liêu” (khổ 2), “bèo dạt…” (khổ 3); “chim nghiêng cánh nhỏ…” (khổ 4) đã tạo ra tâm trạng ngơ ngác, băn khoăn và tâm trạng buồn rầu của tác giả trước những biến đổi của cuộc đời.

- Nhà thơ nhận thấy rõ sự nhỏ bé của chính mình khi đối mặt với kiếp người thênh thang và thiên nhiên hùng vĩ. Đây không chỉ là cảm giác riêng của tác giả mà còn là nỗi buồn chung của cả một thế hệ nghệ sĩ, nhà thơ, nhà văn vào đầu thế kỷ XX.

3.5 Câu 5 trang 14 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

- Chủ đề của bài thơ là cảm giác buồn sầu của bản thân tác giả cùng với niềm cảm thông khi nhận thấy nỗi buồn của sông núi. Nói một cách khái quát hơn thì bài thơ đã cho người đọc thấy được tình yêu quê hương đất nước thầm kín và sâu đậm của tác giả Huy Cận cũng như cách thể hiện tình yêu đất rất khéo léo do đất nước đang trong cảnh bị thực dân Pháp xâm lược.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là một nỗi buồn xuyên xuyết cả tác phẩm. Đây là nỗi buồn tủi và cô đơn của mỗi cá nhân nhỏ bé khi đứng trước cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ cùng với những đổi thay của cuộc sống. Bằng cách diễn tả hàm súc và cô đọng, tác giả đã thể hiện nỗi buồn đón một cách rất trực tiếp. Tâm trạng buồn tủi cũng như một cái tôi hết sức lãng mạn đã được người đọc cảm nhận được qua bút pháp tả thực của tác giả. Cách sử dụng bút pháp này đã phá vỡ đi quy tắc ước lệ của văn học truyền thống cũng như đem đến một làn gió mới cho phong cách thơ trữ tình.

3.6 Câu 6 trang 14 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

So sánh Tràng giang (Huy Cận) và Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) để làm rõ:

a. Những điểm tương đồng và khác biệt trong khổ thơ cuối.

  • Điểm tương đồng trong khổ thơ cuối của hai tác phẩm Tràng giang của tác giả Huy Cận và Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu chính là qua hình ảnh sóng nước mênh mông để thể hiện nỗi nhớ thương quê hương của mình.

  • Điểm khác biệt trong khổ thơ cuối của hai tác phẩm Tràng giang của tác giả Huy Cận và Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là việc:

  • Thôi Hiệu sử dụng làn khói sóng để khắc họa nỗi nhớ nhung quê nhà của mình.

  • Huy Cận cũng nhớ nhà nhưng cách thể hiện lại có phần khác khi nỗi nhớ dường như xuyên suốt và thường trực trong toàn tác phẩm “Tràng Giang” chứ không cần phải thể hiện qua khói sóng bởi với ông “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

b. Những điểm khác biệt về đề tài và hình thức thể loại giữa hai bài thơ.

- Khác biệt về đề tài hai bài thơ:

  • Tràng Giang nói về nỗi sầu nhân thế của hàng vạn con người khi cảm thán về kiếp người nhỏ bé, sự sống hữu hạn khi đứng trước thiên nhiên bao la rộng lớn với sự sống gần như trường tồn với đất trời.

  • Hoàng Hạc Lâu là tác phẩm miêu tả vẻ đẹp của một trong tứ đại lâu của Trung Quốc. Qua vẻ đẹp đó người đọc có thể thấy được nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả.

- Hình thức thể loại giữa hai bài thơ:

  • Tác phẩm Tràng Giang được sáng tác với thể thơ thất ngôn. Bài thơ là sự kết hợp giữa văn học truyền thống với những điểm mới mẻ của phong trào thơ mới.

  • Hoàng Hạc Lâu được tác giả viết theo thể thơ thất ngôn bát cú với những phá cách độc đáo như việc ông lựa chọn không kết vần ở câu 1 và 2, các thanh trắc và thanh bằng đã đi liền với nhau,...

3.7 Câu 7 trang 14 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Bài thơ Tràng Giang được sáng tác theo phong cách nào? Căn cứ vào đâu để bạn kết luận như vậy?

Bài thơ Tràng Giang được sáng tác theo phong cách lãng mạn.

Có thể kết luận như vậy bởi bài thơ đã đề cao cảm xúc chân thật của tác giả và có khuynh hướng phá vỡ đi những định kiến và quy tắc để con người có thể bộc lộ sự chân thật trong trích con người của mình.

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Tràng giang| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo. Để có thêm nhiều kiến thức của các môn học trong giáo trình trung học, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với giáo viên của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: Hoàng Hạc lâu