Tại sao đánh bắt thủy sản lại là ngành kinh tế vô cùng quan trọng của Nhật Bản

Darkrose
Tại sao đánh bắt thủy sản lại là ngành kinh tế vô cùng quan trọng của Nhật Bản

Tại sao đánh bắt thủy sản lại là ngành kinh tết vô cùng quan trọng của Nhật Bản. Xuất khẩu lao động 365 xin chào quý vị và các bạn, chúc mọi người luôn thuận lợi trong công việc của mình. Đánh bắt thủy sản tại sao lại là ngành tết quan trọng của Nhật Bản đây là một trong những câu hỏi đang được rất nhiều lao động Việt nam quan tâm. Vậy hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những lý do khiến ngành thủy sản ở Nhật Bản trở nên quan trọng đến thế nhé!

Những lý do khiến cho ngành thủy sản tại Nhật Bản quan trọng

Tại sao đánh bắt thủy sản lại là ngành kinh tế vô cùng quan trọng của Nhật Bản

Nhật Bản nằm kề các ngư trường lớn, làm chủ nhiều vùng biển rộng lớn.

Vị trí địa lý Nhật Bản 4 mặt đều giáp biển là điều kiện để ngành đánh bắt hải sản phát triển. 4 mặt tiếp giáp biển giúp diện tích đánh bắt lớn.

Ngoài ra, biển Nhật Bản có sự giao lưu giữa 2 luồng hải lưu tạo điều kiện hình thành ngư trường lớn.

Nghề cá Nhật Bản hoạt động trên phạm vi rộng lớn, bao gồm khai thác ven bờ, khai thác xa bờ và khai thác viễn dương.

Ngoài ra, nghề nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nghề nuôi biển đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản thế giới.

Nhật Bản còn dẫn đầu thế giới về công tác bảo vệ nguồn lợi biển và nhân giống thuỷ sản từ năm 1951, nhằm nâng cao sản lượng và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.

Các chính sách và hệ thống pháp luật về nghề cá và thương mại thuỷ sản của Nhật Bản cũng được hình thành và thay đổi cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước này.

Các trung tâm công nghiệp tập trung, quy mô lớn

Các trung tâm công nghiệp này chủ yếu ở ven biển, đặc biệt phía Thái Bình Dương, rất thuận tiện cho việc sản xuất.

Nguồn thủy sản khai thác ngoài biển theo mùa, vào từng thời điểm sẽ có loại thủy sản khác nhau. Các nhà máy thủy sản ở Nhật thường chế biến các loại thủy sản như: cá biển, tôm biển, các loại sò…

Để giữ được cá tươi lâu hơn, các khu chế biến thủy sản luôn làm lạnh. Nhiệt độ chênh lệch giữa môi trường bên ngoài và bên trong rất lớn. Nhiệt độ trong nhà máy ở khoảng 22 - 23 độ C. Trong phòng bảo quản sản phẩm nhiệt độ trung bình khoảng 12 độ C.

Đây chính là nhà máy tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Vì sản lượng đánh bắt thủy hải sản lớn, các khu công nghiệp lớn có nhu cầu nhân lực cao mà nguồn nhân lực trong nước lại không đáp ứng được.

Cá là nguồn thực phẩm chủ yếu và quan trọng của người Nhật.

Suốt trong nhiều năm, số cá Nhật Bản đánh bắt được lớn hơn bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Người Nhật cũng tiêu thụ một lượng lớn cá và các hải sản.

Là quốc gia khai thác thuỷ sản lâu đời nhất thế giới, có thói quen ăn thuỷ sản từ thời khai quốc nên Nhật Bản coi thuỷ sản là nguồn thực phẩm chính của họ.

Tại sao đánh bắt thủy sản lại là ngành kinh tế vô cùng quan trọng của Nhật Bản

Vì vậy, ngư nghiệp Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, quản lý và tái thiết nguồn lợi thuỷ sản, đảm bảo sự ổn định bền vững nguồn thực phẩm trong nước.

Trong những năm gần đây, sự phân chia vùng biển quốc tế đã làm giảm một số ngư trường. Nhật Bản cũng như các quốc gia có ngành ngư nghiệp phát triển khác đều phải chứng kiến tình trạng cạn kiệt của các ngư trường ven biển và xa bờ.

Mặt khác, việc thực hiện Công ước quốc tế về việc cấm đánh bắt cá voi… đã làm sản lượng cá đánh bắt của Nhật giảm sút. Tuy nhiên, so với thế giới, sản lượng này vẫn cao. Hiện nay ngư nghiệp nước này chỉ còn xếp thứ ba trên thế giới.

Để bù đắp sản lượng cá thiếu hụt, Nhật Bản phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Nước này còn tăng số lượng hàng thuỷ hải sản nhập khẩu, năm 2002 đạt 3,88 triệu tấn. Cá vẫn đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng protein động vật được hấp thụ của người Nhật - con số này cao hơn nhiều so với hầu hết các nước phương Tây.

Phương tiện đánh bắt hiện đại, tiên tiến, hệ thống cảng biển phát triển.

Với hệ thống đánh bắt tiên tiến, cảng biển lớn, ngành đánh bắt thủy sản tại Nhật Bản vẫn chiếm lĩnh được thị trường, cung cấp được 1 lượng lớn thủy hải sản cho các vùng trong và ngoài nước.

Theo The Fish Site, các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản ở Nhật Bản đang ngày càng áp dụng công nghệ hiện đại vào chăn nuôi, trong đó có sử dụng các robot thông minh

Năm 2014, tại tỉnh Tottori miền Tây Nhật Bản - nơi ngành nuôi trồng cá hồi rất phát triển, các hộ nuôi cá đã áp dụng công nghệ mới, sử dụng robot cho ăn tự động có tên Nissui. Những con robot này sẽ cung cấp đủ lượng thức ăn cho cá nuôi ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu.

>> Xem thêm: Những điều bạn cần biết khi tham gia XKLĐ đơn hàng thủy sản