Test MBTI: Trắc nghiệm tính cách miễn phí giúp bạn chọn đúng nghề

Darkrose
Test MBTI: Trắc nghiệm tính cách miễn phí giúp bạn chọn đúng nghề

Câu hỏi thường gặp

Bằng cách đánh giá sở thích, năng khiếu và tính cách của bạn, trắc nghiệm MBTI cho bạn biết đâu là công việc phù hợp và có thể giúp bạn thành công trong tương lai.

1. Trắc nghiệm tính cách MBTI là gì?

Trắc nghiệm MBTI

mbti

Trắc nghiệm tính cách MBTI là gì?

MBTI sử dụng một loạt câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các vấn đề cơ bản trong cuộc sống và yêu cầu bạn chọn đáp án tương ứng. Sau khi hoàn thành bài trắc nghiệm, bạn sẽ nhận được một kết quả đánh giá về tính cách của mình thông qua phương pháp phân loại. Các nhóm tính cách được phân loại dựa trên 4 cặp lưỡng phân của 8 yếu tố chức năng và nhận thức cơ bản đó là:

  • Xu hướng tự nhiên: Hướng ngoại - Hướng nội.
  • Tìm hiểu & nhận thức: Giác quan - Trực giác.
  • Quyết định & lựa chọn: Lý trí - Tình cảm.
  • Cách thức & hành động: Nguyên tắc - Linh hoạt.

Bằng cách kết hợp mỗi yếu tố trong 4 cặp tính cách trên, MBTI tạo ra 16 nhóm tính cách khác nhau. Mỗi nhóm tính cách này đại diện cho một cách tiếp cận độc đáo của cá nhân đối với thế giới xung quanh và cách họ tương tác với người khác. Xem thêm: Trắc nghiệm DISC là gì? Bạn thuộc nhóm tính cách nào?

2. Lợi ích khi làm test trắc nghiệm tính cách MBTI

Việc làm bài trắc nghiệm tính cách MBTI có thể đem lại nhiều lợi ích cho bạn như:

  • Hiểu rõ hơn về bản thân: MBTI giúp bạn nhận ra những tính cách, sở thích, khuynh hướng và thái độ của bản thân. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về mình, đồng thời phát triển những mặt tích cực và giải quyết những vấn đề hạn chế.
  • Cải thiện mối quan hệ: MBTI giúp bạn hiểu rõ hơn về những tính cách, sở thích và khuynh hướng của những người khác. Điều này giúp bạn thấu hiểu, tôn trọng và tương tác tốt hơn với họ, từ đó cải thiện mối quan hệ với mọi người.
  • Hỗ trợ sự phát triển nghề nghiệp: Việc hiểu rõ hơn về bản thân thúc đẩy bạn đưa ra quyết định phù hợp về sự nghiệp, từ đó giúp bạn phát triển sự nghiệp một cách hiệu quả.
  • Giúp giải quyết mâu thuẫn: Khi hiểu rõ tính cách của mình và người khác, bạn sẽ dễ dàng giải quyết những mâu thuẫn, xung đột và sự không hiểu nhau.
  • Tăng sự tự tin: Việc nhận biết và hiểu rõ hơn về mình có thể giúp bạn tăng sự tự tin và sự khéo léo trong giao tiếp, từ đó bạn sẽ thể hiện bản thân một cách tốt hơn.
  • Tạo động lực: MBTI giúp bạn có thể tìm thấy những động lực bên trong để phát triển bản thân và đạt được mục tiêu của mình.
  • Tăng hiệu quả làm việc: Việc hiểu rõ tính cách của các thành viên trong nhóm cũng giúp cải thiện sự tương tác và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm: Chọn lựa nghề nghiệp theo thuyết con nhím trắc nghiệm mbti

Lợi ích khi làm test trắc nghiệm tính cách MBTI

3. Tiêu chí đánh giá kiểu tính cách thông qua MBTI

Việc đánh giá tính cách qua trắc nghiệm tính cách MBTI dựa trên tiêu chí nào? Bạn hãy cùng JobsGO tìm hiểu chi tiết ở phần dưới đây nhé.

3.1 Giác quan/trực giác

Đây là 2 xu hướng đối lập nhau trong trắc nghiệm MBTI, tương ứng với 2 cách mà bạn tiếp nhận và hiểu biết thế giới xung quanh. Nếu sử dụng xu hướng giác quan, bạn sẽ dựa trên các thông tin cụ thể, chính xác, sinh động từ các giác quan như thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác để nhận biết và hiểu biết thế giới. Còn khi sử dụng xu hướng trực giác, bạn sẽ dựa trên các khái niệm trừu tượng, nhận thức đồng thời để hiểu và giải thích thế giới.

3.2 Lý trí/cảm xúc

Trong nhóm trắc nghiệm MBTI, lý trí và cảm xúc đại diện cho 2 cách tiếp cận khác nhau của bạn đối với quyết định và lựa chọn. Phần lý trí của não bộ có trách nhiệm phân tích các thông tin liên quan dựa trên các tiêu chí logic, khoa học và suy luận để đưa ra những quyết định có căn cứ nhất. Trong khi đó, phần cảm xúc của não bộ đánh giá các tình huống theo cảm tính, yêu hay ghét, hận hay thương và sẽ ảnh hưởng đến quyết định, lựa chọn của bạn.

>>> Xem thêm: Hướng nghiệp là gì? Cách để chọn đúng nghề nghiệp cho bản thân

3.3 Hướng ngoại/hướng nội

Hướng nội và hướng ngoại là hai đặc trưng ứng xử đối lập của bạn đối với thế giới xung quanh và bản thân mình. Hướng nội liên quan đến sự tập trung vào nội tâm của bản thân, bao gồm cả suy nghĩ, ý tưởng, trí tưởng tượng và cảm xúc. Nếu là người hướng nội, bạn thường có nhu cầu trầm lặng, suy ngẫm, tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống thông qua việc nghĩ về bản thân và cảm nhận về thế giới xung quanh. Trong khi đó, hướng ngoại liên quan đến sự tập trung vào thế giới xung quanh, bao gồm cả con người, hoạt động và đồ vật. Nếu là người hướng hướng ngoại, bạn thường có nhu cầu giao tiếp, tương tác với những người khác, thích tham gia vào các hoạt động xã hội và thử thách bản thân trong những tình huống mới.

3.4 Nguyên tắc/linh hoạt

test tính cách chọn nghề nghiệp

Tiêu chí đánh giá kiểu tính cách thông qua MBTI

Đây là 2 xu hướng cho thấy cách mà bạn lựa chọn để tương tác với thế giới bên ngoài. Theo đó, não bộ sẽ hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc, kế hoạch và sự chuẩn bị để đạt được mục tiêu đã được đề ra. Bạn thường có chiến lược cụ thể và sẽ tiếp cận các tình huống một cách rõ ràng, tự nhiên. Đôi khi, để đạt được mục tiêu đã đề ra, bạn có thể chấp nhận thay đổi hoàn cảnh để phù hợp với kế hoạch của mình. Tuy nhiên, bạn cũng có thể khá cứng nhắc và khó thích nghi với các thay đổi bất ngờ trong kế hoạch của mình.

>>> Xem thêm: Tại sao nên lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân?

4. 16 nhóm tính cách MBTI và nghề nghiệp phù hợp

Dưới đây là thông tin chi tiết về 16 nhóm tính cách theo trắc nghiệm MBTI và gợi ý công việc phù hợp với từng nhóm tính cách.

4.1 ENFJ và nghề nghiệp phù hợp

ENFJ đại diện cho những người sống tình cảm, biết quan tâm tới mọi người, đối xử tài tình, giỏi duy trì và thiết lập mối quan hệ. Tuy nhiên, họ thường sống khá khép kín và không thích sự ồn ào. Ngành nghề phù hợp:

  • Nhà ngoại giao
  • Nhà tâm lý học
  • Công tác xã hội
  • Nhà giáo
  • Nhà tư vấn/ Cố vấn
  • Quản lý nhân sự
  • Tổ chức sự kiện
  • Nhà văn

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách: Bạn phù hợp với công việc nào?

4.2 ENFP và nghề nghiệp phù hợp

ENFP là người thông minh, linh hoạt, nhiệt tình, thường dễ bị phân tán bởi yếu tố bên ngoài. Ngành nghề phù hợp:

  • Chuyên viên tư vấn
  • Nhà văn/ Nhà báo/ Phóng viên
  • Diễn viên
  • Doanh nhân
  • Luật sư
  • Nhà giáo
  • Nhà nghiên cứu
  • Lập trình viên, chuyên gia phân tích hệ thống hoặc chuyên gia máy tính.

4.3 ENTP và ngành nghề phù hợp

ENTP là người nhanh nhẹn, thích khám phá và sáng tạo. Ngành nghề phù hợp:

  • Luật sư
  • Cố vấn
  • Doanh nhân
  • Nhà khoa học
  • Kỹ sư
  • Thợ chụp ảnh
  • Nhân viên đại diện bán hàng
  • Diễn viên
  • Tiếp thị cá nhân

4.4 ENTJ và ngành nghề phù hợp

ENTJ có tài lãnh đạo, sống lý trí và coi trọng sự nghiệp. Ngành nghề phù hợp:

  • Doanh nhân
  • Giám đốc điều hành
  • Cố vấn viên
  • Quan tòa, luật sư
  • Giảng viên

4.5 ESFJ và ngành nghề phù hợp

ESFJ là người ấm áp và độc lập. Tuy nhiên họ dễ bị chi phối bởi cảm xúc khi đưa ra quyết định quan trọng. Ngành nghề phù hợp:

  • Cố vấn/ Công tác xã hội
  • Thủ thư/ Kế toán
  • Chăm sóc sức khỏe tại gia
  • Y tá
  • Chăm sóc trẻ em
  • Giáo viên
  • Trưởng phòng/ Trợ lý giám đốc
  • Tăng lữ hoặc những việc liên quan đến tôn giáo
  • Kinh doanh hộ gia đình

4.6 ESFP và ngành nghề phù hợp

ESFP là tuýp người thích sự trải nghiệm mới mẻ và trở thành trung tâm của mọi sự chú ý. Họ có khiếu thẩm mỹ và lạc quan trong cuộc sống Ngành nghề phù hợp:

  • Tư vấn tâm lý/ Công tác xã hội
  • Nghệ sĩ, người biểu diễn và diễn viên
  • Thiết kế thời trang
  • Đại diện bán hàng
  • Chuyên gia tư vấn
  • Chăm sóc trẻ em
  • Nhiếp ảnh gia
  • Trang trí nội thất

4.7 ESTP và ngành nghề phù hợp

ESTP thân thiện, hòa đồng và thẳng thắn, không muốn bị ràng buộc trong công việc là những đặc điểm tính cách của người này. Ngành nghề phù hợp:

  • Lãnh đạo quân đội
  • Cảnh sát/ Thám tử
  • Quan tòa
  • Quản lý
  • Bán hàng
  • Nhà giáo
  • Các ngành nghề trong lĩnh vực thể thao

4.8 INFP và ngành nghề phù hợp

test trắc nghiệm tính cách

16 nhóm tính cách MBTI và nghề nghiệp phù hợp

INFP là người nhiệt tình, thấu đào và biết cách lắng nghe, sống lạc quan và luôn hướng tới những điều tốt đẹp. Ngành nghề phù hợp:

  • Nhà văn
  • Nhà tâm lý học
  • Giáo viên/ Giáo sư
  • Cố vấn/ Nhân Viên Xã Hội
  • Nhạc sĩ
  • Nhà tâm thần học
  • Tăng lữ/ Người hoạt động tôn giáo

4.9 ESTJ và ngành nghề phù hợp

ESTJ là người sống thực tế, thường có xu hướng stress khi gặp áp lực trong cuộc sống. Ngành nghề phù hợp:

  • Quản lý
  • Lãnh đạo quân đội
  • Quan tòa
  • Cảnh sát/ Thám tử
  • Nhân viên kế toán
  • Bán hàng

4.10 INFJ và ngành nghề phù hợp

INFJ là người có trực giác tốt, cẩn thận và khá kiên nhẫn. Biết cách lắng nghe và thấu hiểu người khác. Ngành nghề phù hợp:

  • Chính trị gia/ Nhà ngoại giao
  • Nhà tâm lý học
  • Công tác xã hội / Cố vấn
  • Nhà giáo
  • Nhà tư vấn
  • Quản lý nhân sự
  • Đại diện bán hàng
  • Tổ chức sự kiện
  • Nhà văn

4.11 INTP và ngành nghề phù hợp

INTP coi trọng trình độ học vấn, yêu cầu cao trong công việc, yêu thích sự độc lập. Ngành nghề phù hợp:

  • Nhà khoa học - đặc biệt trong nghiên cứu Vật lí, Hóa học
  • Chiến lược gia
  • Giáo sư đại học
  • Nhà Toán học
  • Nhiếp ảnh gia
  • Chuyên viên thiết lập kỹ thuật
  • Lập trình viên, nhà phân tích cấu trúc dữ liệu, người vẽ hoạt hình máy tính và chuyên gia máy tính
  • Thẩm phán
  • Luật sư
  • Kỹ sư
  • Người bảo vệ pháp lý và viên kiểm lâm
  • Chuyên viên khám nghiệm hiện trường

4.12 INTJ và ngành nghề phù hợp

INTJ là người thiên về chiến lược, tư duy mạch lạc, suy nghĩ logic, yêu cầu cao về mặt hệ thống và tổ chức. Sẽ không quá ngạc nhiên khi nhóm INTJ lại ít quan tâm đến người khác và bạn sẽ khó mà hiểu họ. Ngành nghề phù hợp:

  • Nhà hoạch định chiến lược và xây dựng tổ chức công ty
  • Lãnh đạo quân đội
  • Nhà khoa học
  • Bác sĩ y khoa/ nha sĩ
  • Kỹ sư
  • Quản trị kinh doanh/ nhà quản lý
  • Thẩm phán
  • Luật sư
  • Lập trình viên máy tính, nhà phân tích hệ thống và chuyên gia máy tính
  • Giáo sư và giáo viên

4.13 ISTP và ngành nghề phù hợp

ISTP yêu thích sự mạo hiểm, giỏi xoay sở trong công việc, không thích những nhận xét mang tính chủ quan và thích dành thời gian một mình. Ngành nghề phù hợp:

  • Pháp y
  • Cảnh sát và thám tử
  • Kỹ sư
  • Thợ cơ khí
  • Lập trình viên, chuyên gia phân tích hệ thống, chuyên gia máy tính
  • Thợ mộc
  • Phi công, tài xế, vận động viên đua xe
  • Nhà thầu khoán
  • Vận động viên thể dục thể thao

4.14 ISTJ và ngành nghề phù hợp

ISTJ là người sống có trách nhiệm nhưng trầm lặng, thích sự an toàn, đáng tin cậy, giỏi sắp xếp kế hoạch. Tuy nhiên, những người có tính cách ISTJ không dễ bộc lộ cảm xúc cá nhân. Ngành nghề phù hợp:

  • Thủ lĩnh quân đội
  • Thẩm phán
  • Cảnh sát và thám tử
  • Luật sư
  • Kế toán và nhân viên tài chính
  • Quản lý kinh doanh, Quản trị và giám đốc điều hành
  • Bác sĩ/ Nha sĩ
  • Lập trình viên, phân tích hệ thống, và chuyên gia máy tính

4.15 ISFJ và ngành nghề phù hợp

ISFJ là người có thế giới nội tâm vô cùng phong phú. Những người này thường có xu hướng ít bộc lộ cảm xúc cá nhân, đề cao bổn phận, cần nhiều lời khen tích cực. Ngành nghề phù hợp:

  • Chăm sóc trẻ em/ Phát triển trẻ em
  • Nhà thiết kế
  • Trang trí nội thất
  • Y tá
  • Công tác xã hội/ Cố vấn
  • Trợ lý giám đốc
  • Trưởng phòng
  • Quản lý/ Quản lý hành chính
  • Tăng lữ/ Người làm việc liên quan đến tôn giáo
  • Người quản lý nhà sách
  • Người quản lý cửa hàng

4.16 ISFP và ngành nghề phù hợp

ISFP có tâm hồn nghệ sĩ, lãng mạn, thường bị thu hút bởi cái đẹp. Đồng thời họ cũng là người sống khiêm tốn và thích giúp đỡ mọi người xung quanh. Ngành nghề phù hợp

  • Người làm công tác xã hội/ Cố vấn
  • Nhà thiết kế
  • Nhà tâm lý học
  • Nhạc sĩ
  • Nghệ sĩ
  • Chăm sóc trẻ em/ Phát triển trẻ em
  • Bác sĩ khoa nhi
  • Giáo viên
  • Bác sĩ thú y
  • Kiểm lâm viên

>>> Xem thêm: Triết lý sống Ikigai là gì?

5. Một số lưu ý khi làm test trắc nghiệm tính cách MBTI

trắc nghiệm tính cách mbti

Một số lưu ý khi làm test trắc nghiệm tính cách MBTI

Để thực hiện trắc nghiệm tính cách MBTI một cách chính xác, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tâm trạng của bạn có ảnh hưởng đến kết quả của trắc nghiệm tâm lý. Vì vậy, bạn nên làm bài test trong trạng thái tâm lý bình thường để đảm bảo độ chính xác của kết quả. Nếu bạn đang trong trạng thái cảm xúc cao hoặc trong quá trình thay đổi nhận thức, kết quả có thể không chính xác.
  • Bạn hãy trung thực khi trả lời các câu hỏi, phân biệt giữa lý tưởng và thực tế. Kết quả của trắc nghiệm liên quan đến những vấn đề riêng của bạn, do đó, đừng để các yếu tố bên ngoài tác động đến câu trả lời.
  • Tính cách của chúng ta có thể thay đổi theo thời gian và sự trưởng thành. Vì vậy, kết quả của trắc nghiệm cũng có thể thay đổi tùy theo thế giới quan và nhận thức của từng người. Để có cái nhìn tổng quát và chính xác nhất, bạn nên thực hiện trắc nghiệm nhiều lần và thường xuyên.

>>> Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp là gì? Các bước tự định hướng

6. Làm bài test trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tính cách MBTI của 2 nhà khoa học Kathryn Briggs và Isabel Myers đặc biệt chú trọng vào sự khác biệt tự nhiên của mỗi người. Bài test giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân cũng như tìm ra công việc phù hợp với sở thích và cá tính của chính mình. Dựa vào nền tảng tâm lý học và tính xác cao ngày nay trắc nghiệm MBTI đang trở nên vô cùng phổ biến. Bài test MBTI miễn phí tại Việt Nam có cấu trúc gồm 40 items. Mỗi items gồm 2 câu trả lời.

Truy cập ngay để test và khám phá tính cách của bản thân:

TRẮC NGHIỆM tính cách MBTI

Trắc nghiệm tính cách MBTI là một phần mềm kiểm tra tính cách con người miễn phí nhưng chất lượng và tính chính xác cao. Bài trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI có thể giúp bạn khám phá bản thân và định hướng sự nghiệp hiệu quả hơn. Với các câu hỏi dựa trên 4 yếu tố cốt lõi của MBTI, bài test mbti free này không chỉ tiết lộ điểm mạnh, điểm yếu mà còn gợi ý những nghề nghiệp phù hợp. Truy cập trang web của JobsGO để tìm hiểu cụ thể hơn về các nhóm tính cách và lựa chọn con đường sự nghiệp lý tưởng!