Tài nguyên Du lịch là gì? Tổng quan Tài nguyên Du lịch Việt Nam

Darkrose
Tài nguyên Du lịch là gì? Tổng quan Tài nguyên Du lịch Việt Nam

Tài nguyên du lịch đóng vai trò quan trọng góp phần hình thành và phát triển của các hoạt động du lịch. Vậy tài nguyên du lịch là gì, đặc điểm và phân loại tài nguyên du lịch như thế nào? Hoạt động quản lý và đánh giá tài nguyên du lịch ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

Chuyen-doi-so-tai-nguyen-du-lich-Viet-Nam

Tài nguyên du lịch là gì?

Theo Khoản 4 Điều 3 của Luật Du lịch 2017, Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.

Đặc điểm của Tài nguyên du lịch Việt Nam

Nguồn tài nguyên du lịch vô cùng đa dạng và phong phú. Điều này thể hiện Tài nguyên du lịch bao gồm nhiều loại tài nguyên như tài nguyên thiên nhiên với sự hình thành từ tự nhiên đã tạo ra những khung cảnh thơ mộng thu hút ánh người nhìn hay các tài nguyên về văn hóa, về lịch sử của các dân tộc mang đặc trưng truyền thống, trang nghiêm của một cộng đồng dân cư,…

Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà nó còn sở hữu cả giá trị vô hình. Giá trị vô hình của tài nguyên du lịch đã được thể hiện thông qua giá trị về chiều sâu của lịch sử, văn hóa đó có thể là những phong tục tập quán, lối sống của con người,… Đồng thời nó phụ thuộc vào khả năng nhận thức cũng như đánh giá của các du khách.

Tài nguyên du lịch mang tính chất sở hữu chung. Bởi nguồn gốc của tài nguyên du lịch hầu hết đều bắt nguồn từ tự nhiên hay hình thành tồn tại và biến đổi của tài nguyên du lịch thay đổi qua từng giai đoạn, bề dày lịch sử cho nên tài nguyên du lịch không thuộc quyền sở hữu của riêng ai, bất kì công dân nào cũng có quyền được tham gia thẩm định, thưởng thức các giá trị của tài nguyên du lịch. Đồng thời doanh nghiệp du lịch nào cũng có quyền khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch vào mục đích phục vụ cho hoạt động du lịch.

Hầu hết tài nguyên du lịch thường có tính mùa vụ. Có những loại tài nguyên có khả năng khai thác quanh năm, chẳng hạn như tài nguyên nhân văn bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng,… Bên cạnh đó cũng có những tài nguyên chỉ khai thác vào một số thời điểm trong năm. Nó phụ thuộc nhiều vào thời tiết và đặc trưng của từng vùng ví dụ như tài nguyên du lịch là lễ hội một năm diễn ra một lần,… đây cũng chính là yếu tố giúp tạo nên tính thời vụ đối với hoạt động du lịch.

Việc khai thác tài nguyên du lịch gắn liền với vị trí địa lý. Sự khác biệt giữa kinh doanh du lịch và các lĩnh vực kinh tế khác là sản phẩm du lịch được bán tại chỗ do phần lớn tài nguyên du lịch (như cảnh quan thiên nhiên, các làng nghề truyền thống, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử…) đều gắn bó mật thiết với vị trí địa lý, không không thể di dời được.

Tài nguyên du lịch có thể được sử dụng nhiều lần. Bởi đặc điểm của các nguồn tài nguyên tạo thành các sản phẩm du lịch là bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu. Vì vậy với cùng một loại tài nguyên du lịch thì nhiều đối tượng khách du lịch có thể tham quan trong nhiều lần. Đồng thời tài nguyên du lịch đã được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo cũng như sử dụng lâu dài như các tài nguyên về phong cảnh, đồ nghệ thuật,…

Dưới đây là một số thống kê tóm tắt về sự đa dạng của Tài nguyên du lịch Việt Nam

DANH THẮNG

  • 33 vườn quốc gia
  • Hơn 1000 hang động
  • 125 bãi tắm biển
  • Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang

VĂN HOÁ

  • 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận (5 di sản văn hoá, 2 di sản thiên nhiên, 1 di sản hỗn hợp)
  • 10 di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại
  • 137 di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia

DI TÍCH

  • Hơn 4.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia
  • Hơn 9.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh
  • 112 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
  • 117 bảo tàng

LỄ HỘI

  • 7.039 lễ hội dân gian
  • 332 lễ hội lịch sử
  • 544 lễ hội tôn giáo
  • 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài…

Phân loại Tài nguyên du lịch

Có nhiều cách thức phân loại về tài nguyên thiên nhiên những chủ yếu và phổ biến nhất tài nguyên du lịch sẽ được chia làm 3 loại:

Tài nguyên du lịch thiên nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

VD: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Khu du lịch Thiên sơn Suối Ngà,...

Tài nguyên du lịch xã hội

Tài nguyên du lịch xã hội bao gồm các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội do con người đương đại tổ chức cũng tạo ra sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch.

VD: Hội nghị APEC, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, SeaGame,...

Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong quá trình phát triển có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể.

Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, văn hoá, nghệ thuật... VD: Văn miếu Quốc Tử Giám, Nhà tù Hoả Lò, Hoàng Thành Thăng Long,...

Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật truyền thống… VD: Hát xoan, Nhã nhạc Cung đình Huế, Dân ca quan họ Bắc Ninh,...

Ngoài ra, một số Loại Tài nguyên du lịch còn được phân chia thành các Nhóm điểm đến để dễ dàng quản lý, phân loại, tìm kiếm và đánh giá. Nhóm điểm đến bao gồm 2 loại:

Khu Du lịch

Là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia. VD: Khu du lịch Tam Đảo, Khu du lịch Đền Hùng, Khu du lịch Trà Cổ, Khu du lịch Pù Luông, Khu du lịch Mũi Cà Mau…

Điểm Du lịch

Là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch. VD: Điểm du lịch Thung lũng Mường Hoa (Sapa), Điểm du lịch Khu di tích Lịch sử - Văn hoá Đền Cửa Ông…

Vai trò và ý nghĩa của Tài nguyên trong phát triển du lịch

Trong hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch giữ một vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của các hoạt động du lịch cụ thể:

Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng giúp hình thành các sản phẩm du lịch. Sự khởi đầu cho hoạt động du lịch cần phải có nguồn lực để phát triển, ví dụ như một công ty muốn tồn tại thì phải có vốn, chỉ có vốn mới có thể hình thành nên công ty và trong du lịch cũng vậy nếu không có các tài nguyên du lịch thì các sản phẩm du lịch cũng không thể duy trì và tồn tại.

Tài nguyên du lịch là một cơ sở phát triển các loại hình du lịch mới. Với sự đa dạng và phong phú của tài nguyên du lịch các nhà cung cấp dịch vụ du lịch có thể phát triển nhiều loại hình du lịch mới như đối với tài nguyên du lịch về nhân văn vật thể có thể phát triển loại hình du lịch chuyên đề, tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể phát triển hình thức du lịch tham quan, ngắm cảnh,…

Tài nguyên du lịch sẽ ảnh hưởng tới mục đích chuyến đi của du khách. Trước khi tiến hành đi du lịch du khách sẽ xem xét địa điểm du lịch nào có tài nguyên du lịch phong phú đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của bản thân để lên kế hoạch thực hiện chuyến đi.

Hoạt động quản lý và đánh giá Tài nguyên Du lịch

Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch và khuyến khích đầu tư, nâng cấp chất lượng dịch vụ tại điểm đến, ngày 28/12/2016, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ký Quyết định số 4640/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch.

Theo Bộ quy tắc này, việc xác định các điểm đến căn cứ vào khả năng thu hút khách du lịch và đề xuất của khu, điểm du lịch, cụ thể:

  • Khu du lịch: gồm các khu du lịch đã được đầu tư phát triển du lịch, hàng năm đón được từ 500.000 lượt khách du lịch trở lên
  • Điểm du lịch: gồm các điểm du lịch đã được đầu tư phát triển du lịch, hàng năm đón được từ 50.000 lượt khách du lịch trở lên
  • Khu, điểm du lịch đạt điều kiện về khả năng thu hút khách, có hồ sơ đề nghị đánh giá xếp hạng gửi về Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Về tiêu chí đánh giá điểm đến là các Khu du lịch có 32 tiêu chí được chia thành 6 nhóm và các Điểm du lịch có 29 tiêu chí được chia thành 6 nhóm.

Để tôn vinh các điểm đến, tạo động lực cho các điểm đến phấn đấu, duy trì chất lượng dịch vụ, chất lượng môi trường và tính hấp dẫn của điểm đến: Tổng cục Du lịch thực hiện đánh giá định kỳ và công bố với tần suất 1 năm/ 1 lần.

Chuyển đổi số Tài nguyên Du lịch Việt Nam với Nền tảng iTourism

Nền tảng iTourism là gì?

Nền tảng iTourism - giải pháp quản lý Tài nguyên Du lịch được thiết kế định hướng thành Trung tâm Dữ liệu IOC về các hoạt động du lịch trên cả nước. Giúp tăng cường sự tương tác, kết nối chặt chẽ giữa Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch, Tổ chức Du lịch, Doanh nghiệp Du lịch, Hướng dẫn viên du lịch và Khách du lịch.

Đồng thời dễ dàng tổng hợp, báo cáo để đưa ra đánh giá, chiến lược phát triển ngành dựa trên Nền tảng số, Dữ liệu Số với thời gian thực. Xây dựng và kiến tạo nền du lịch minh bạch, phát triển.

Là 1 trong 35 Nền tảng số Quốc gia, Nền tảng iTourism tập trung giải quyết các bài toán cho 6 nhóm đối tượng chính, cũng là 6 trụ cột quan trọng trong Ngành Du lịch:

  • Tổng cục Du lịch
  • Sở Du lịch
  • Tổ chức du lịch
  • Doanh nghiệp du lịch
  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Khách du lịch.

Và 13 trụ cột dữ liệu chính:

  • IOC dashboard
  • Tài nguyên du lịch
  • Sự kiện - Xúc tiến
  • Quảng bá - Thông báo
  • Ý kiến - Đóng góp từ doanh nghiệp
  • Hệ thống Sở Du lịch
  • Doanh nghiệp Du lịch - Lữ hành
  • Cơ sở lưu trú
  • Báo cáo kinh doanh
  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Dịch vụ
  • Khách du lịch
  • API + Minisite

Được xây dựng với mục tiêu Chuyển đổi số Tài nguyên Du lịch Việt Nam, phân hệ Tài nguyên trên Nền tảng iTourism tập trung nguồn lực để hình thành hệ dữ liệu liên kết, đặt nền móng cho các hoạt động quản lý của cơ quan quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp và đặt dịch vụ của khách du lịch.

Quản lý Tài nguyên Du lịch trên Nền tảng iTourism như thế nào?

Nền tảng iTourism cho phép quản lý hệ thống hàng chục ngàn Tài nguyên du lịch trên toàn quốc, phân bổ theo các Loại tài nguyên, Nhóm tài nguyên, Nhóm điểm đến và phân bổ theo từng địa phương.

Các nhóm đối tượng cùng tham gia vào quá trình quản lý dữ liệu và phát triển tài nguyên du lịch bao gồm Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, Doanh nghiệp du lịch và Khách du lịch. Phân ban vai trò cụ thể như sau:

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch:

  • Thêm mới Tài nguyên du lịch
  • Xác thực Tài nguyên du lịch do doanh nghiệp đăng ký
  • Đánh giá và xếp hạng Tài nguyên du lịch
  • Chỉnh sửa, xóa dữ liệu Tài nguyên du lịch
  • Tổng hợp, báo cáo thống kê tổng quan về Tài nguyên du lịch

Doanh nghiệp du lịch

  • Thêm mới/ Đăng ký Tài nguyên du lịch với cơ quan quản lý
  • Tự đánh giá và xếp hạng Tài nguyên du lịch
  • Chỉnh sửa, đề xuất xóa dữ liệu Tài nguyên du lịch do doanh nghiệp sở hữu quản lý
  • Tổng hợp, báo cáo thống kê về hiệu suất hoạt động và kinh doanh

Khách du lịch

  • Tìm kiếm thông tin, xem chi tiết thông tin về Tài nguyên du lịch
  • Đánh giá và xếp hạng Tài nguyên du lịch

Trên đây là Tất cả những gì cần biết về Tài nguyên du lịch và Tổng quan Tài nguyên Du lịch du lịch Việt Nam. Hy vọng, bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích đối với người đọc.