10 DẤU HIỆU UNG THƯ KHOANG MIỆNG DỄ BỊ BỎ QUA

Darkrose

Ung thư khoang miệng hay còn được biết đến là ung thư miệng, là tình trạng có khối bất thường phát triển ở bất kỳ vị trí nào của khoang miệng mà có thể thấy khi nhìn vào trong gương, bao gồm: môi, lưỡi, nướu, má, sàn miệng, khẩu cái cứng hoặc mềm. Theo Mayo clinic, ung thư khoang miệng có thể xảy ra bất kỳ độ tuổi nào, nhưng độ tuổi trung bình chẩn đoán ung thư khoang miệng là 63 và nam giới hay gặp hơn nữ giới. Nếu được điều trị phát hiện sớm bệnh có thể điều trị khỏi. Vì vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời là biện pháp tốt nhất để tăng tỷ lệ cơ hội sống của người bệnh ung thư khoang miệng.

Dấu hiệu phổ biến ung thư khoang miệng

Các dấu hiệu, triệu chứng ở giai đoạn đầu khó được phát hiện vì nó tương tự như các triệu chứng viêm nhiễm bình thường ở khoang miệng. Chỉ đến khi giai đoạn nặng hơn, những triệu chứng này mới rõ ràng. Những dấu hiệu thường gặp, bao gồm:

  • Đau nhức, kích thích, cục u hoặc mảng dày trong miệng, môi, hoặc cổ họng.
  • Mảng trắng hoặc đỏ trong niêm mạc miệng.
  • Đau họng hoặc cảm giác có gì mắc trong miệng.
  • Chảy máu trong miệng mà không có nguyên nhân.
  • Đau dai dẳng trên mặt, cổ, miệng và dễ chảy máu và không khỏi sau 2 tuần.
  • Khó nhai, khó nuốt, hoặc khó nói.
  • Khó di chuyển hàm hoặc lưỡi.
  • Sưng nề trong hàm khiến răng giả không khớp hoặc trở nên khó chịu.
  • Cảm giác tê ở lưỡi hoặc ở các vị trí khác của miệng.
  • Đau tai.
Đau nhức, chảy máu trong miệng không rõ nguyên nhân, khó khai, khó nuốt,.. là dấu hiệu thường gặp của ung thư khoang miệng

Nguyên nhân gây ung thư khoang miệng

  • Khoang miệng là nơi tiếp nhận và xử lý ban đầu thức ăn và cũng là nơi phơi nhiễm với các tác nhân gây ung thư như thuốc lá, rượu bia…Mỗi người bệnh, nguyên nhân gây ung thư có thể khác nhau. Một số yếu tố dẫn đến ung thư khoang miệng như:
  • Thuốc lá: những người hút thuốc lá, cigar, hoặc tẩu thuốc có nguy cơ mắc ung thư miệng cao gấp 6 lần người không hút thuốc.
  • Sử dụng thuốc lá không khói: sử dụng các sản phẩm thuốc lá nhúng, nhai, hít, nguy cơ mắc ung thư má, nướu và niêm mạc môi gấp 50 lần.
  • Uống rượu quá mức: ung thư miệng cao gấp 6 lần so với những ngưởi không uống rượu. Sự kết hợp giữa rượu và thuốc lá cùng nhau làm tăng nguy cơ mắc nhiều hơn.
  • Gia đình có tiền sử hoặc có người từng mắc ung thư
  • Nhiễm HPV: hay gặp những người có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục bằng đường miệng, hay gặp HPV type 16
  • Độ tuổi: càng lớn tuổi khả năng mắc càng cao, thường sau 55 tuổi, cũng có thể gặp ở đàn ông trẻ tuổi nếu có mắc HPV kèm theo.
  • Giới tính: hay gặp ở đàn ông, ít nhất gấp 2 lần so với phụ nữ do hút thuốc và uống rượu hơn nữ giới, trên 40 tuổi.
  • Chế độ ăn nghèo nàn: nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa ung thư miệng và ăn không đủ rau - trái cây.

Có khoảng 25% trường hợp ung thư miệng xảy ra ở những người không hút thuốc và chỉ thỉnh thoảng uống rượu.

Chẩn đoán ung thư khoang miệng bằng cách nào ?

Một số phương pháp giúp bác sĩ chuyên khoa xác định tình trạng ung thư khoang miệng, bao gồm:

Kiểm tra tổng quát: bác sĩ sẽ kiểm tra môi, miệng của bạn để phát hiện bất thường quanh vùng bị kích thích như đau và mảng trắng - đỏ trong niêm mạc miệng.

Sinh thiết:

- Cắt và bấm mẩu nhỏ : nếu vị trí dễ tiếp cận như ở lưỡi hoặc bên trong má, và được thực hiện dưới gây tê tại chỗ.

- FNA: được sử dụng nếu có khối ở vùng cổ và có nghi ngờ là thứ phát sau ung thư khoang miệng. Thủ thuật này được làm dưới siêu âm và không gây khó chịu

Nếu sinh thiết xác định bạn có ung thư, bạn sẽ được kiểm tra xác định giai đoạn để có kế hoạch điều trị:

  • Xquang: nếu tế bào ung thư di căn tới hàm, ngực, phổi
  • CT scan: để bộc lộ bất kỳ khối u nào ở miệng, họng, cổ, phổi hoặc bất kỳ vị trí nào trong cơ thể
  • PET scan: xác định sự di căn tới hạch hoặc những cơ quan khác
  • MRI scan: để hiển thị hình ảnh chính xác về đầu cổ, đồng thời xác định mức độ hoặc giai đoạn của ung thư.
  • Nội soi: kiểm tra đường mũi-xoang, cổ họng, hầu và khí quản.
Đến ngay bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được kiểm tra chính xác, an toàn và có phát đồ điều trị phù hợp

Cách điều trị

Hiện nay, có 3 phương pháp phổ biến điều trị ung thư khoang miệng được nhiều chuyên gia hàng đầu lĩnh vực khoa Tai Mũi Họng sử dụng như:

  • Phẫu thuật loại bỏ khối u, phẫu thuật loại bỏ khối u vùng hạch cổ kèm theo, phẫu thuật tái tạo khoang miệng,…Phương pháp này phù hợp với những trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm, khi khối u vẫn còn khu trú trong khoang miệng và chưa di căn sang vùng khác.
  • Xạ trị thường được sử dụng sau phẫu thuật hoặc thỉnh thoảng được sử dụng riêng lẻ nếu bạn đang ở giai đoạn sớm của ung thư khoang miệng. Trong trường hợp ung thư tiến triển, xạ trị có thể làm giảm các dấu hiệu, triệu chứng do ung thư gây ra.
  • Hoá trị là phương pháp sử dụng hoá chất để loại bỏ tế bào ung thư. Thuốc hoá trị có thể được cho đơn lẻ hoặc phối hợp với các phương pháp khác. Hoá trị thường được phối hợp với xạ trị để làm tăng hiệu quả xạ trị, do đó chúng thường được kết hợp với nhau.

Nhìn chung, tỷ lệ sống sau 5 năm sau khi chẩn đoán ung thư khoang miệng là 60%, trong đó, giai đoạn 1- 2 chiếm từ 70 % - 90%. Do đó, việc chẩn đoán càng sớm thì tỉ lệ sống sót càng cao sau điều trị.

Xem thêm

  • https://bvdkgiadinh.com/ung-thu-khoang-mieng-co-chua-duoc-khong/

Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Gia Định

Bệnh viện Đa khoa Gia Định là nơi cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi và trang thiết bị máy móc hiện đại. Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Gia Định cung cấp đầy đủ các dịch vụ tầm soát, khám và điều trị các bệnh lý u vùng Tai Mũi Họng phức tạp bằng phương pháp hiện đại.

Mọi thắc mắc về ung thư khoang miệng, khách hàng vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Gia Định:

  • Hotline: (028)3512 4688
  • Đặt hẹn online: https://bvdkgiadinh.com/
  • Địa chỉ: 425 - 427 - 429 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Với chất lượng y khoa tốt nhất, chúng tôi tin rằng bạn sẽ hài lòng khi sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện!