Tổng quan về ung thư máu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Darkrose

Ung thư máu hay còn gọi là ung thư bạch cầu, là một căn bệnh ác tính rất khó chữa. Những dấu hiệu của bệnh này rất đa dạng và việc nắm được kiến thức về các dấu hiệu cũng như nguyên nhân sẽ giúp người bệnh lường trước được mức độ nghiêm trọng. Các thông tin chi tiết về căn bệnh này sẽ được Bệnh viện Phương Đông chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Bệnh ung thư máu là gì?

Ung là máu là một loại ung thư ác tính, xuất hiện khi cơ thể có hiện tượng gia tăng lượng bạch cầu đột biến. Bạch cầu vốn đảm nhiệm việc bảo vệ cơ thể nên khi tăng một cách đột biến như vậy sẽ bị thiếu thức ăn và nguồn cấp dinh dưỡng.

Nên sau đó bạch cầu ăn chính hồng cầu, là một thành phần quan trọng của máu. Hồng cầu bị phá huỷ dần dần và cơ thể con người sẽ bị thiếu máu đến chết. Đây chính là căn bệnh ung thư duy nhất mà không tại ra u.

Ung thư bạch cầu là bệnh ác tính vô cùng nguy hiểm

Ung thư bạch cầu là bệnh ác tính vô cùng nguy hiểm

Ung thư máu là đột biến gì?

Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Sự tích tụ của các đột biến ADN ở tế bào gốc máu chính là nguyên nhân trực tiếp nhất gây nên ung thư máu. Có nhiều kiểu đột biến gen dẫn tới ung thư. Tuy có sự khác nhau về số lượng và mức độ nhưng đột biến gen đều có sự ảnh hưởng tương tự nhau do sự quy định của NST gen đột biến.

Có 4 loại đột biến gen phổ biến trong tế bào ung thư bạch cầu gồm:

  • Chuyển đoạn NST: Nghĩa là một phần NST sẽ rời ra và sau đó liên kết với NST khác và vị trí rời đi này có thể ảnh hưởng lớn đến các gen lân cận.
  • Mất đoạn NST: Đây là kiểu đột biến mà một đoạn gen ức ung bị mất đi và gây nên hậu quả các tế bào trong cơ thể tăng sinh vượt mức kiểm soát.
  • Đảo đoạn NST: Là hiện tượng một đoạn NST bị đứt ra và đảo ngược 180 độ làm đảo lộn toàn bộ trình tự NST khiến một hoặc nhiều gen di truyền mất đi.
  • Lặp đoạn NST: Là dạng đột biến bổ sung thêm một hoặc nhiều đoạn NST khiến một tế bào tồn tại quá nhiều gen và nếu gen sinh ung lặp lại thì dễ gây mất cân bằng tế bào.

Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu ung thư máu có di truyền không? hoặc ung thư máu có lây không? Và câu trả lời là Không bởi đây là một bệnh đột biến gen chứ không phải bệnh di truyền và cũng không thể lây bệnh cho người khác. Tuy nhiên, vẫn có số ít trường hợp, có một số đoạn gen nhất định di truyền từ bố mẹ sang con có thể gây ra nguy cơ ung thư bạch cầu.

Ung thư bạch cầu là một dạng đột biến ADN

Ung thư bạch cầu là một dạng đột biến ADN

Bệnh ung thư máu phát triển qua những giai đoạn nào?

Các giai đoạn của một loại ung thư được phân chia dự theo cơ sở di căn. Mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có các thang điểm khác nhau và từ đó xác định được sự phát triển theo triệu chứng và tỷ lệ di căn. Ung thư bạch cầu phát triển qua các giai đoạn dưới đây.

Giai đoạn 1

Ung thư máu giai đoạn đầu bao gồm sự mở rộng các hạch bạch huyết. Điều này là do sự gia tăng đột ngột của số lượng Lympho. Nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi của bệnh ở giai đoạn này khá cao bởi chưa có sự lây lan hoặc di căn sang các cơ quan khác.

Giai đoạn 2

Ung thư máu giai đoạn này đã lây lan đến lá lách, gan và hạch bạch huyết. Dù không phải là tất cả mọi cơ quan đều bị ảnh hưởng cùng một lúc nhưng chắc chắn có một hoặc vài bộ phận đã bị xâm lấn. Sự phát triển của Lympho lúc này đã tăng cao.

Bệnh ung thư máu tiến triển qua 4 giai đoạn khác nhau

Bệnh ung thư máu tiến triển qua 4 giai đoạn khác nhau

Giai đoạn 3

Lượng bạch cầu tăng nhanh dẫn tới tình trạng thiếu máu và ung thư lúc này tiếp tục xâm lấn sang những cơ quan khác. Ở giai đoạn này, đã có ít nhất 2 bộ phận bị di căn.

Giai đoạn 4

Đây là ung thư máu giai đoạn cuối, cực kỳ nguy hiểm và rất khó để điều trị, người bệnh có tỷ lệ sống không cao. Tỷ lệ tiểu cầu lúc này giảm nhanh chóng và các tế bào ung thư đã lây lan đến phổi. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị thiếu máu cấp tính nên tiên lượng ngày càng xấu.

Tiên lượng ung thư máu sống được bao lâu?

Thời gian sống của bệnh nhân bị ung thư bạch cầu còn phụ thuộc vào tình trạng phát triển của lượng tế bào bạch cầu có trong máu và cách phát triển của từng loại bệnh khác nhau. Các nghiên cứu đã được tiến hành và tiên lượng cho từng loại bệnh như sau:

  • Bệnh bạch cầu tủy mạn tính: Người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn đầu có thể sống khoảng 8 năm, giai đoạn giữa có thời gian khoảng 5,5 năm và giai đoạn cuối chỉ còn khoảng 4 năm.
  • Bệnh bạch cầu tủy cấp tính: Là dòng phổ biến ở người trưởng thành. Nếu phát hiện sớm thì có thể sống được ít nhất 5 năm và người càng cao tuổi thì tiên lượng càng giảm.
  • Bệnh bạch cầu Lympho mạn tính: Nếu chỉ ảnh hưởng tới tế bào B, bệnh nhân có thể sống được từ 10 - 20 năm. Tuy nhiên, người bị bạch cầu Lympho mạn tính tế bào T có tuổi thọ rất thấp.
  • Bệnh bạch cầu Lympho cấp tính: Bệnh này tiến triển nhanh khiến người bệnh chỉ có khoảng 4 tháng để sống. Tuy nhiên, ung thư máu ở trẻ em dạng này lại có thể chữa khỏi được hoàn toàn.

Tùy từng loại bệnh mà tiên lượng sống của bệnh khác nhau

Tùy từng loại bệnh mà tiên lượng sống của bệnh khác nhau

Nguyên nhân ung thư máu phổ biến

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư bạch cầu xuất phát từ việc tế bào máu có đột biến ADN nên phân chia không kiểm soát và không tuân theo quá trình của một tế bào bình thường. Tuy nhiên, vẫn có một số các nguyên nhân khác gây ung thư máu gồm.

Nguyên nhân gây ung thư hạch bạch huyết Lympho

Do tế bào Lympho bất thường trở thành tế bào ung thư, sinh sôi và tích tụ trong hạch bạch huyết và các mô khác. Theo thời gian, các tế bào này sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Nguyên nhân gây ung thư đa u tủy

Do các tương bào bất thường phát triển và nhân lên nhanh chóng trong tủy xương, lấn át đi những tế bào máu khỏe mạnh. Thay vì tạo ra kháng thể hữu ích thì các tế bào u tủy lại sinh ra kháng thể bất thường. Kháng thể này tích tụ và gây tổn thương, làm tăng nguy cơ thiếu máu, nhiễm trùng và gãy xương.

Các nguyên nhân trực tiếp khiến tế bào ung thư tiến triển

Các nguyên nhân trực tiếp khiến tế bào ung thư phát triển

Các yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư máu

Mặc dù không thể xác định được chính xác nguyên nhân bên ngoài khiến ung thư máu phát triển nhưng một số nguy cơ sau có thể làm tăng khả năng mắc bệnh:

  • Tuổi tác cao, thường trên 65 tuổi.
  • Tỷ lệ nam giới mắc đa u tủy cao hơn nữ giới.
  • Người bị mắc hội chứng Down.
  • Mắc chứng rối loạn máu như loạn sản tủy.
  • Đã từng điều trị ung thư bằng hoá hoặc xạ trị trước đó.
  • Tiếp xúc với tia phóng xạ và bức xạ.
  • Hút nhiều thuốc lá.
  • Tiếp xúc với hóa chất như Benzen, Arsenic,...
  • Nhiễm virus Epstein-Barr, HIV và virus bạch huyết T ở người.

Ung thư máu triệu chứng như thế nào?

Hơn một nửa số bệnh nhân bị mắc ung thư bạch cầu đều có những biểu hiện được liệt kê dưới đây nhưng đều chủ quan và bỏ qua. Điều này cực kỳ có hại và có thể đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng người bệnh. Ung thư máu biểu hiện không quá rõ rệt nên bạn hãy chú ý và phát hiện sớm để nâng cao sự thành công trong điều trị bệnh.

Đau bụng

Đây là một trong những biểu hiện dễ thấy, là kết quả của việc tế bào ung thư bị tích tụ trong thận, lá lách, gan khiến bụng ngày một to hơn. Đồng thời, dạ dày cũng đau nên thường kèm theo cảm giác mất ngon miệng và chán ăn.

Thiếu máu

Ung thư máu dấu hiệu này là rất đặc trưng khi các tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho cơ thể nhưng sự tăng sinh bất thường của tế bào bạch cầu gây cản trở quá trình này. Thiếu máu chính là một trong những biến chứng thường gặp nhất liên quan tới căn bệnh ung thư này.

Thiếu máu là biểu hiện đặc trưng của bệnh ung thư bạch cầu

Thiếu máu là biểu hiện đặc trưng của bệnh ung thư bạch cầu

Dễ bị bầm tím

Nếu bạn dễ bị bầm tím và chảy máu không thể kiểm soát được thì có thể đang có nguy cơ ung thư máu. Điều này xảy ra do các tế bào máu bình thường liên tục bị thay thế bằng các tế bào bạch cầu bất thường. Điều này khiến các tiểu cầu làm đông máu bị mất đi và khiến máu không thể đông lại.

Sưng các hạch bạch huyết và bị đau xương, khớp

Các hạch bạch huyết chính là những cấu trúc hình hạt đậu nhỏ có chức năng lọc máu. Tế bào ung thư có thể tích tụ trong các hạch bạch huyết phần dưới cánh tay, bẹn, ngực và cổ nên có thể sưng lên khi bị ung thư máu. Ngoài ra, tủy xương bị lấp đầy bởi các tế bào bất thường nên cũng gây ra hiện tượng bị đau nhức xương, khớp thường xuyên.

Người bị máu trắng thường xuyên đau xương khớp và mệt mỏi

Người bị máu trắng thường xuyên đau xương khớp và mệt mỏi

Đổ mồ hôi đêm

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đổ mồ hôi đêm và đây cũng là triệu chứng thường thấy của bệnh máu trắng. Hiện tượng này do các tế bào ung thư kích thích não tăng nhiệt độ cơ thể và tiết mồ hôi nhiều hơn.

Chẩn đoán bệnh ung thư máu cho bệnh nhân

Chẩn đoán xác định ung thư là bước đầu tiên khi bệnh nhân tới gặp bác sĩ. Quá trình này sử dụng kết hợp các xét nghiệm khác nhau để xác định tế bào ung thư và nhận định về bệnh. Một số phương pháp chẩn đoán được ứng dụng hiện nay có thể liệt kê dưới đây.

Xét nghiệm công thức máu

Đây là phương pháp dùng để xác định số lượng tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu và phân loại tế bào bạch cầu. Khi bệnh nhân mắc ung thư, các tế bào máu non Juvenile cell không thể phát triển thành tế bào trưởng thành mà buộc phải giải phóng ra các tế bào ngoại vi. Do đó, việc xét nghiệm công thức máu sẽ giúp xác định chính xác số tế bào non này.

Các xét nghiệm cần thiết được tiến hành đẻ xác định ung thư

Các xét nghiệm cần thiết được tiến hành để xác định ung thư

Xét nghiệm tủy

Phương pháp chọc tủy và xét nghiệm là bắt buộc khi xác định ung thư máu để phân loại và xác định các tế bào máu trong tủy. Bệnh nhân mắc ung thư bạch cầu có lượng Juvenile cell tăng cao, vượt quá 30%. Có 3 phương pháp xét nghiệm tủy khác nhau tùy thuộc vào từng loại ung thư:

  • Xét nghiệm Immunophenotyping: Bác sĩ tiến hành chọc lấy 2ml tủy và sử dụng kháng thể đơn dòng để xác định và phân loại ung thư.
  • Xét nghiệm tế bào di truyền: Bác sĩ lấy khoảng 2ml tủy để xem xét bản chất của tế bào máu và NST xem có biến đổi nào bất thường không.
  • Xét nghiệm dịch não tủy: Bác sĩ lấy một lượng dịch não tủy từ cột sống thắt lưng để kiểm tra hệ thần kinh trung ương có bị ảnh hưởng hay không.

Ung thư máu có chữa được không? Điều trị bằng cách nào?

Ung thư bạch cầu là một loại bệnh phức tạp và tiến triển nhanh, khó lường nên việc điều trị sẽ được tiến hành cẩn trọng và tỉ mỉ. Phác đồ điều trị ung thư máu còn tùy thuộc vào giai đoạn căn bệnh và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Thông thường, bác sĩ sẽ kết hợp 2 phương án trở lên để nâng cao tỷ lệ sống cho bệnh nhân với những phương pháp dưới đây.

Hoá trị

Đây là phương pháp sử dụng thuốc tiêu diệt tế bào ung thư máu bằng cách uống thuốc, tiêm, truyền vào tĩnh mạch hoặc tiêm vào dịch não tủy. Việc hoá trị thực hiện theo chu kỳ với một khoảng thời gian điều trị nhất định. Phương pháp này còn giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư bạch cầu hiệu quả.

Liệu pháp sinh học

Truyền chất kháng thể đơn dòng vào người để giết chết các tế bào ung thư là cách thực hiện của phương pháp này. Từ đó, khả năng đề kháng tự nhiên được cải thiện hoặc có thể làm chậm đi quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư.

Liệu pháp sinh học được ứng dụng phổ biến trong trị ung thư máu

Liệu pháp sinh học được ứng dụng phổ biến trong trị ung thư máu

Xạ trị

Đây là một trong những cách điều trị ung thư quen thuộc và thường được sử dụng điều trị ung thư máu cấp tính. Cách tiến hành của phương án này là sử dụng những chùm tia năng lượng cao, là tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Thay tủy hoặc cấy tế bào gốc

Sau khi áp dụng xạ trị hoặc hóa trị, người bệnh sẽ được cấy tế bào gốc thông qua tĩnh mạch lớn và các tế bào này sẽ thay thế những tế bào bị huỷ diệt trong quá trình điều trị trước đó. Tiên lượng cho phương pháp này khá cao, giúp người bệnh trả lời được câu hỏi ung thư máu ghép tủy sống được bao lâu?

Thay tủy hoặc cấy tế bào gốc giúp duy trì sự sống của bệnh nhân

Thay tủy hoặc cấy tế bào gốc giúp duy trì sự sống của bệnh nhân

Phòng ngừa ung thư máu bằng cách nào?

Không chỉ sau khi điều trị mà ngay trong cuộc sống thường ngày, bạn cũng rất cần chú ý để tránh các yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư bạch cầu. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Tránh tiếp xúc với hóa chất và bức xạ

Các loại hoá chất như thuốc diệt cỏ, Benzen,...là một trong những nguy cơ chính khiến tế bào ung thư máu phát triển. Ngoài ra, bức xạ cũng khiến các thành phần trong máu thay đổi. Trong trường hợp bất khả kháng, hãy cố gắng giảm thiểu thời gian tiếp xúc và mang đồ bảo hộ đầy đủ như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ,...

Tập thể dục thường xuyên

Bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng vừa sức. Khoa học đã chứng minh, tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh và có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư, trong đó ung thư máu không phải ngoại lệ.

Tập thể dục để cơ thể luôn khỏe mạnh, giảm bệnh tật

Tập thể dục để cơ thể luôn khỏe mạnh, giảm bệnh tật

Duy trì chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và hợp lý

Bệnh nhân nên được bổ sung các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, rau quả và trái cây. Đồng thời, bạn cũng nên giảm thiểu các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, đây đây là những chất gây tích tụ và giúp tế bào ung thư máu phát triển.

Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ

Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo phát hiện các bệnh tình sớm và để điều trị một cách kịp thời. Nếu đang phân vân chưa biết nên chọn cơ sở y tế nào thì bạn hãy đến với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Nơi đây với điều kiện trang thiết bị đầy đủ, hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao sẽ giúp bạn theo dõi sức khỏe một cách hiệu quả nhất.

Đặc biệt, tại bệnh viện đang có Gói khám sức khỏe tổng quát & tầm soát ung thư với chi phí chỉ từ 4.680.000 - 5.630.000 VNĐ áp dụng cho nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi. Lựa chọn khám sức khỏe tổng quát & tầm soát ung thư tại BVĐK Phương Đông, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng cao bởi: quy trình khám chuyên nghiệp, an toàn, hạn chế lây nhiễm chéo; không gian bệnh viện rộng rãi, sang trọng, hiện đại, chuẩn khách sạn 5 sao; khách hàng được đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc, phục vụ tận tình 24/7 - thoải mái như đi nghỉ dưỡng…

Ngoài ra, bạn có thể hoàn toàn an tâm về chi phí điều trị vì bệnh viện có liên kết với nhiều đơn vị bảo hiểm uy tín nên giúp bệnh nhân tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, có thể yên trí điều trị bệnh.

Kiểm tra sức khỏe cần được thực hiện theo định kỳ 6 tháng/lần

Kiểm tra sức khỏe cần được thực hiện theo định kỳ

Bài viết trên đây đã được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tổng hợp và chia sẻ với bạn những thông tin cụ thể, chi tiết nhất về căn bệnh ung thư máu. Đây là căn bệnh có thể đe dọa nguy hiểm tới tính mạng nên bạn hãy chú ý duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học và thường xuyên theo dõi sức khỏe nhé.