Thủ tục "rước nàng về dinh"

Darkrose
Thủ tục "rước nàng về dinh"
Lập gia đình là chuyện trọng đại của đời người, vì thế những nghi lễ truyền thống từ bao đời nay vẫn được con cháu đời sau noi theo, tuy nhiên vì không phải ai cũng hiểu và nhớ rõ ràng những qui định ấy nên rất nhiều cô dâu - chú rể tương lai lúng túng không biết qui tắc và trình tự làm lễ đón dâu như thế nào. Tham khảo từ kinh nghiệm thực tế của thành viên ohtertbew, hy vọng "bản mẫu" về thủ tục làm lễ rước dâu sau sẽ giúp ích được nhiều cho những cô nàng sắp lên xe hoa về "dinh" nhé! 2. Trao lễ vật: Theo phong tục tập quán xưa thì nhà gái thắp hương trước rồi nhà trai mới vào. Lễ cưới ngày nay thì không còn phong tục này. Đội bưng quả (hay bê tráp) của nhà gái xếp hàng sẵn, đội bưng quả của nhà trai tiến vào, đứng thành 2 hàng mặt đối mặt, rồi tiến tới trao quả cho đội hình bên nhà gái. Người phù rể là nhân vật quan trọng sẽ đi đầu đội bưng quả, chỉ sau chú rể và ông chủ hôn, tay bê khay rượu và nữ trang tiến vào. Đội bưng quả 2 bên là những người còn độc thân, và thường là bạn bè, người thân của cô dâu và chú rể. Nếu không thể nhờ bạn bè hay người thân thì có thể thuê đội bưng quả theo dịch vụ. 3. Nhận quả và mang lên bàn thờ gia tiên: Đội bưng quả nhà gái sẽ mang quả đặt ở bàn thờ gia tiên. Thông thường, quả trầu cau đặt ở vị trí chính giữa để “đánh dấu”, vì khi mở quả sẽ mở quả này đầu tiên. 4. Trình lễ: Người chủ hôn của nhà trai mở đầu buổi lễ xin phép, mở nắp tráp, hoặc lật khăn đỏ phủ trên tráp lên và giới thiệu lễ vật gồm những gì. 5. Cô dâu được dắt ra mắt: Ban đầu cô dâu sẽ ngồi trong phòng của mình, đợi được cha hoặc mẹ dắt ra chào họ hàng hai bên, chuẩn bị làm lễ. 6. Làm lễ gia tiên: Tiến hành thắp hương để cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên. Hương thường do người đàn ông trong gia đình cô dâu thắp (bố, anh trai hoặc em trai cô dâu). Ngoài ra, còn có thêm tục lệ đốt đèn long phụng. Nhà trai khi mang lễ sang sẽ mang theo cặp đèn cầy gọi là "đèn long phụng", nhà gái chuẩn bị sẵn 2 chân đèn, khi làm lễ thì thắp lên. Sau khi cha (hoặc anh/em) của cô dâu thắp hương xong, cô dâu - chú rể làm lễ khấn bái. Ngày nay, phong tục đã được giản lược đi nhiều nên đôi uyên ương chỉ cần thắp hương khấn bái trước bàn thờ, không nhất thiết phải đủ bao nhiêu lượt, bao nhiêu lễ. 7. Trao nhẫn cưới: Thực hiện trước sự chứng kiến của gia đình hai bên và họ hàng thân thiết. 9. Mời trầu cau và mời rượu: Khi mời rượu, người rót rượu là chàng phù rể (do đó phù rể rất quan trọng, cần phải tuyển người nhã nhặn, điềm đạm, có kinh nghiệm làm phù rể vài ba lần càng tốt. Có thể "tuyển" anh chàng bạn thân tin cậy của chú rể cho vị trí này). Cô dâu - chú rể làm động tác xé cau, xếp trầu cho đúng phong tục. Tiếp đó là mời 2 người chủ hôn trước, rồi đến ông bà, cha mẹ. 10. Tiệc nhà gái: Ngày xưa nhà gái sẽ tổ chức phần tiệc ăn uống, nhưng ngày nay đã được giản lược đi với bánh, trái cây và trà nước. Vì thường đón dâu đều được “coi giờ lành” nên cần có lễ rước ngắn gọn ở nhà gái để còn kịp thời gian rước dâu về làm lễ ở nhà trai. 11. Trả lễ hay còn gọi là lại quả. Nhà gái sẽ trả lại mâm quả (thường là còn 1/2) cho nhà trai. Khi xếp mâm quả để trả, nếu là quả có nắp đậy thì lật ngược nắp lên, nếu là quả phủ khăn thì lật 1/2 khăn lên. Cũng có thêm một thủ tục nữa là lì xì cho đội bưng quả, vừa để cảm ơn, vừa để mọi người cùng vui, mang đến may mắn cho đám cưới. 12. "Í a, đưa nàng về dinh": Mẹ chồng dắt cô dâu ra xe hoa, chú rể đi theo bên cạnh. Khi đi, cô dâu không được ngoái đầu nhìn lại. Cô dâu cần chọn trước cho mình một người phù dâu (thường là chưa chồng) đi cùng để phụ giúp nhiều thứ khi về đến nhà trai (và đến cả nhà hàng đãi tiệc. Theo phong tục tập quán là “cha đưa mẹ đón” - tức cha đưa con gái đến nhà trai và mẹ chồng sẽ đón con dâu, thì mẹ ruột không được đi theo, phải ở nhà đóng cửa lại khi mọi người rời khỏi và tuyệt đối không được khóc. Tuy nhiên, ngày nay thì nhiều gia đình đã bỏ luôn phong tục này vì hôn nhân bây giờ không nhất định phải thực hiện như thế, tâm lý của mọi người kể cả cô dâu và cha mẹ cô dâu đều muốn hai đấng sinh thành “đưa mình sang sông” để mọi người đều được chứng kiến thời khắc con gái mình đã chính thức bước sang một trang mới trong cuộc đời. Đoàn rước dâu phải tính số người. Có quan điểm cho là: đi lẻ về chẵn, nghĩa là tính sao đã để cô dâu ở bên nhà chồng, thì số người trở về phải là số chẵn. Cô dâu nên lên danh sách số người bên nhà gái đi đưa dâu cho chính xác để nhà trai chủ động tiếp đón dễ dàng hơn. 13. Về nhà trai: Làm lễ ra mắt trước bàn thờ tổ tiên bên nhà trai, nhận tiền/ quà mừng của người nhà, họ hàng bên nhà trai. Mẹ chồng dắt cô dâu vào phòng tân hôn, giới thiệu tổ ấm với bà con cô bác, làm thủ tục trải giường. Giường cưới thường là giường mới, chưa ai nằm lên, mẹ chồng trải giường, có thể nhờ thêm những người họ hàng có con trai và con gái cùng trải giường để “lấy hên” cho cô dâu chú rể sau này cũng có đủ nếp đủ tẻ như vậy. Nhiều gia đình đãi tiệc ngay sau khi rước dâu nên đôi uyên ương và cha mẹ hai bên phải tiếp đón và đi chào bàn. Với những gia đình chọn đãi tiệc vào buổi tối thì sau lễ rước dâu về nhà trai, cô dâu - chú rể được nghỉ ngơi một chút, chuẩn bị cho bữa tiệc cưới vào buồi tối.