Vinh quy bái tổ nghĩa là gì? Ý nghĩa khi treo tranh vinh quy bái tổ

Darkrose
Vinh quy bái tổ nghĩa là gì? Ý nghĩa khi treo tranh vinh quy bái tổ

Vinh quy bái tổ là cụm từ rất quen thuộc đối với bất kỳ người dân Việt Nam. Tuy nhiên, vinh quy bái tổ nghĩa là gì hay thời điểm xuất nghi thức này ở nước ta vẫn chưa được nhiều người hiểu rõ. Chính vì vậy nên nếu bạn còn thắc mắc về nghi thức này thì hãy theo dõi bài viết hôm nay của chúng tôi nhé.

1. Vinh quy bái tổ nghĩa là gì?

Giải nghĩa của cụm “vinh quy bái tổ” ta có: “Vinh” được sử dụng ở đây với ý nghĩa là vinh hoa, vinh dự. “Quy” trong từ điển Hán Việt có mang thêm 1 nghĩa là quay về, trở về. “Bái” chính là hành động quỳ lạy, khấn vái. “Tổ” chính là tổ tiên, nguồn cội của con người.

Tổng hợp ý nghĩa của 4 từ trên ta có thể hiểu rằng, “Vinh quy bái tổ” có nghĩa là mang theo vinh quang trong mình quay về quê hương để bái tạ ơn trên của tổ tiên.

2. Nghi thức vinh quy bái tổ xuất hiện từ bao giờ?

#1. Lễ vinh quy bái tổ xuất hiện từ lúc nào?

Như các bạn đã biết, nghi thức vinh quy bái tổ ở nước ta bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ phong kiến. Nghi thức này được thực hiện khi có người đỗ đạt cao trong các kỳ thi tuyển chọn của triều đình. Đặc biệt như trạng nguyên, tiến sĩ đều sẽ được tổ chức cờ lọng, trống chiêng để rước về làng vinh quy bái tổ.

Cụ thể, vào năm 1484 thì vua Lê Thánh Tông đã ban lệ “Bia Đá Đề Danh”. Lệ này được hiểu là việc ghi danh các trạng nguyên, tiến sĩ trong các kỳ thi vào bia đá để dựng tại Văn Miếu.

Trước đây đã có 117 bia đá khắc tên các vị trạng nguyên của nước ta được dựng tại Văn miếu Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm cùng với sự tàn phá của thiên nhiên nên hiện chỉ còn lại 82 bia đá.

Đến đây thì chúng ta cũng đã hiểu được truyền thống hiếu học của nhân dân nước ta từ lâu đời nay. Việc học luôn được nhà Vua và các quan chức triều đình quan tâm hàng đầu, học hành, thi cử luôn được khích lệ.

#2. Ai là người đầu tiên được tổ chức lễ vinh quy bái tổ?

Vị Trạng Nguyên đầu tiên được tổ chức Vinh quy bái tổ chính là Trạng Chiếu Phạm Đôn Lễ. Ông sinh ra và lớn lên tại Làng Hới, Hải Triều.

Trong 3 kỳ thi với 3 cấp độ khác nhau là kỳ thi hội, thi Hương và thi Đình thì ông Phạm Đôn Lễ đều đỗ đầu. Ông đỗ Trạng Nguyên vào năm 27 tuổi khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức 12.

Chính vì được đỗ cao tại 3 kỳ thi nên ông được tôn xưng là tam nguyên Đôn Lễ. Ngoài ra, ông là người đã truyền nghề thêu dệt cho các dân làng nên còn được gọi tên là Trạng Chiếu.

*** Tìm hiểu thêm: Cách bài trí tranh vinh quy bái tổ

3. Cách tiến hành nghi thức vinh quy bái tổ

Tùy vào thành tích của các sĩ tử sẽ được tổ chức nghi thức vinh quy bái tổ khác nhau. Theo đó, nếu đỗ ở cấp tú tài thì sẽ được xã tổ chức, đỗ cử nhận được hàng tổng tổ chức. Ngoài ra, ở các kỳ thi lớn hơn và đỗ từ Phó Bảng sẽ được hàng huyện đón và tổ chức vinh quy bái tổ linh đình.

Sau khi có kết quả thi, triều đình sẽ cho binh lính đi khắp làng, xã để thông báo kết quả cho các sĩ tử và định ngày vinh quy bái tổ. Với những trạng nguyên, tiến sĩ sẽ được vua ban cho mũ áo, cân đai và nhiều ngân lượng, đồ xa hoa khác. Nghi thức tổ chức của những người đậu cao cũng long trọng hơn rất nhiều.

Theo đó, trong dàn vinh quy bái tổ sẽ có hàng cờ lọng đi trước. Kế tiếp là cờ biển do vua ban tặng. Theo sau đó là trạng nguyên, tiến sĩ cưỡi ngựa và được che long trên đầu. Tháp tùng trạng nguyên là 4 bính lính chia đều 2 bên và cầm quạt đi song song với ngựa.

4. Ý nghĩa khi treo tranh đồng vinh quy bái tổ

Tranh đồng vinh quy bái tổ là dòng tranh treo trong nhà mang đến nhiều ý nghĩa đặc biệt. Trước hết, đây là dòng tranh giúp cho không gian được cải thiện về tính thẩm mỹ. Trang đồng làm cho cả không gian trở nên sang trọng và đẳng cấp hơn.

Ngoài ra, khi treo tranh đồng vinh quy bái tổ trong nhà còn thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với cha, ông trước đó. Sự biết ơn, ngưỡng mộ và truyền thống “uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ khi treo tranh.

Ngoài ra, tranh đồng vinh quy bái tổ còn nhắc nhở con cháu phải luôn luôn nhớ về quê hương, nguồn cội. Cùng với đó là những nhắc nhở, khích lệ con cháu nỗ lực để thành danh.

Kết luận

Bài viết gửi đến các bạn câu trả lời cho vinh quy bái tổ nghĩa là gì? Ngoài ra, một số thông tin liên quan đến nguồn gốc và nghi thức vinh quy bái tổ trước đây cũng được chúng tôi gửi đến bạn. Chúc cho các bạn luôn luôn nỗ lực, kiên trì cố gắng để đạt được những thành tựu trong công việc và cuộc sống.