Quy trình tiêm chủng tại VNVC gồm mấy bước? Lưu ý trước và sau khi tiêm

Darkrose
Quy trình tiêm chủng tại VNVC gồm mấy bước? Lưu ý trước và sau khi tiêm

Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC từ lâu được biết đến là địa chỉ tiêm chủng an toàn, chất lượng, đáng tin cậy, uy tín hàng đầu Việt Nam. Khách hàng tiêm chủng tại VNVC sẽ được trải nghiệm quy trình tiêm chủng an toàn, tiết kiệm thời gian, tuân thủ các tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế.

quy trình tiêm chủng

Bài viết được tư vấn bởi BS. Lê Thị Trúc Phương, Chuyên viên Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Quy trình tiêm chủng tại trung tâm tiêm chủng vắc xin VNVC

Quy trình tiêm chủng tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC được xây dựng dựa trên các quy định của Bộ Y tế, các khuyến cáo của tổ chức y tế, các chuyên gia y học dự phòng trong và ngoài nước. Ra đời với nhiều ưu điểm vượt trội như an toàn, hiện đại, khoa học và đảm bảo được các quy định chuyên môn chặt chẽ, quy trình tiêm chủng VNVC mang đến sự tiện lợi và tiết kiệm nhiều thời gian đi tiêm cho Khách hàng.

Quy trình tiêm chủng đầy đủ tại VNVC gồm 8 bước:

Bước 1: Đăng ký thông tin Khách hàng tại quầy lễ tân.

  • Khách hàng mua Gói vắc xin: Được ưu tiên phục vụ tại các khu vực/ vị trí riêng, vui lòng thông báo với nhân viên Lễ tân để được ưu tiên phục vụ
  • Khách hàng mới chưa có thông tin tại VNVC: lấy số thứ tự hoặc theo hướng dẫn tới quầy đăng ký thông tin để lập hồ sơ tiêm chủng, mã số Khách hàng
  • Khách hàng đã có thông tin tiêm chủng tại VNVC: lấy số thứ tự hoặc theo hướng dẫn để tới quầy đăng ký khám trước tiêm

Bước 2: Khám sàng lọc tại phòng khám, theo thứ tự trên màn hình hiển thị.

Bước 3: Bác sĩ khám, tư vấn và chỉ định tiêm vắc xin.

Bước 4: Khách hàng nộp tiền tại quầy thu ngân (đối với Khách hàng chưa nộp tiền). Khách hàng mua Gói vắc xin không cần thực hiện Bước này, được ưu tiên mời đến phòng tiêm.

Bước 5: Tiêm vắc xin tại Phòng tiêm, theo thứ tự trên màn hình hiển thị.

Bước 6: Nghỉ ngơi tại khu vực Theo dõi sau tiêm trong khoảng 30 phút.

Bước 7: Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho người được tiêm và hướng dẫn theo dõi sau tiêm tại nhà trước khi về.

Bước 8: Hỗ trợ, tư vấn khách hàng về các phản ứng sau tiêm hoặc các nhu cầu khác về tiêm chủng vắc xin tại trung tâm hoặc qua Tổng đài điện thoại.

Khám sàng lọc và tư vấn trước khi tiêm chủng như thế nào?

Một quy trình tiêm chủng an toàn, đầy đủ do Bộ Y tế quy định bao gồm 3 giai đoạn trước, trong và sau tiêm. Trong đó, vai trò của bác sĩ, điều dưỡng viên và nhân viên y tế trong mỗi giai đoạn được đặc biệt nhấn mạnh. Ở giai đoạn khám sàng lọc trước tiêm, bác sĩ cần nắm được thông tin, tình trạng sức khỏe, và tiền sử bệnh của đối tượng tiêm chủng; từ đó, tư vấn và chỉ định các mũi tiêm phù hợp. Trường hợp đối tượng tiêm chủng là trẻ em, bác sĩ cần tư vấn cho ba mẹ, hoặc người giám hộ của trẻ.

các bước quy trình tiêm chủng
Đội ngũ bác sĩ khám sàng lọc của VNVC đều có đầy đủ chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo đầy đủ kiến thức và thực hành an toàn tiêm chủng.

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 34/2018/TT-BYT của Bộ Y tế, Quy trình khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng lưu ý 4 vấn đề sau: (1)

  1. Đối với trẻ, cần khám sàng lọc trước tiêm theo quy định Bộ Y tế. Đối với người lớn, cần quan sát toàn trạng và đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại.
  2. Hỏi và ghi chép thông tin về tiền sử bệnh tật, dị ứng, lịch sử tiêm chủng của các đối tượng tiêm chủng.
  3. Trao đổi thêm thông tin và tư vấn đối tượng tiêm chủng; ba mẹ hoặc người giám hộ đối với trẻ nhỏ. Chia sẻ thêm về lợi ích, tác dụng của việc tiêm chủng và giải thích về các phản ứng có thể gặp phải sau tiêm.
  4. Trao đổi về tác dụng, liều lượng và đường dùng của các loại vắc xin được chỉ định tiêm chủng trước khi tiêm.

Tại VNVC, Khách hàng được khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm miễn phí 100%. Toàn bộ đội ngũ bác sĩ khám sàng lọc, điều dưỡng, nhân viên y tế của VNVC đều có đầy đủ chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo đầy đủ kiến thức và thực hành an toàn tiêm chủng. Khi khám sàng lọc, các bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp, nghe tim phổi, nhịp thở; hỏi các vấn đề về sức khỏe như tình trạng sức khỏe hiện tại, các bệnh lý nền có sẵn, các thuốc đang sử dụng, tình trạng dị ứng thức ăn/ thuốc/ vắc xin… Sau khi đánh giá đầy đủ tình trạng sức khỏe của Quý Khách hàng, các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định tiêm chủng vắc xin phù hợp.

Các giấy tờ cần thiết khi đến tiêm chủng tại VNVC

Khi đi tiêm chủng, Khách hàng cần mang theo đầy đủ sổ/ phiếu tiêm chủng. Trong trường hợp Khách hàng đã tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng VNVC trước đó, nếu quên mang sổ tiêm, các bác sĩ vẫn có thể tra cứu lịch sử tiêm chủng trên hệ thống thông tin của VNVC. Ngoài sổ tiêm chủng, Khách hàng còn cần mang theo các toa thuốc/ loại thuốc đang sử dụng để các bác sĩ có thể đưa ra chỉ định tiêm chủng phù hợp nhất, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn.

Trước khi tiêm chủng cần lưu ý điều gì?

Trẻ nhỏ và người lớn có những điều cần lưu ý khác nhau trước khi tiêm chủng.

1. Ở trẻ nhỏ

  • Ba mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé để thông báo ngay cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm.
  • Trường hợp bé chưa đạt cân nặng hoặc có các bệnh lý, bác sĩ có thể hoãn lịch tiêm phòng cho bé. Tuy nhiên, không phải tất cả các trẻ mắc bệnh đều phải hoãn tiêm, chẳng hạn trẻ ho, sốt thông thường vẫn có thể được tiêm vắc xin bình thường. Ba mẹ nên thông báo cho bác sĩ tình trạng bệnh của trẻ để bác sĩ xem xét bé đủ điều kiện sức khỏe để tiêm không. Nếu bé gặp phản ứng nặng ở lần tiêm trước, bé sẽ được ngưng tiêm các mũi vắc xin cùng loại tiếp theo (nếu có).
  • Ba mẹ hoặc người chăm sóc cần mang theo đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng và chia sẻ các thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe, các loại thuốc bé đang sử dụng với bác sĩ.
  • Kết hợp thông tin và giấy tờ mà ba mẹ cung cấp, bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc và đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe của bé. Kết quả này sẽ giúp bác sĩ lựa chọn mũi tiêm phù hợp.
  • Ba mẹ cần tuân thủ lịch tiêm chủng theo Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo. Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, tránh nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
quá trình tiêm chủng
Ba mẹ hoặc người giám hộ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, để thông báo ngay cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm.

2. Ở người lớn

  • Không chỉ trẻ em, trước khi tiêm chủng, người lớn cũng cần chia sẻ với bác sĩ chi tiết về tình trạng sức khỏe của bản thân, gồm: các bệnh đã mắc, các loại thuốc đang sử dụng, các loại vắc xin đã tiêm trong vòng 4 tuần gần đây.
  • Trong trường hợp bạn gặp những phản ứng sau tiêm từ những lần tiêm trước; hãy chia sẻ ngay để các bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm chủng phù hợp nhất với bạn.
quy trình khám tiêm chủng
Người lớn cũng cần chia sẻ với bác sĩ chi tiết về tình trạng sức khỏe của bản thân trong quá trình khám sàng lọc.

Sau khi tiêm chủng cần lưu ý những gì?

Để đảm bảo an toàn sau tiêm chủng, đối tượng tiêm phòng cần ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút nhằm theo dõi các dấu hiệu bất thường. Nếu có các phản ứng sau tiêm như nôn, choáng váng, da mẩn đỏ, thở khò khè, cần thông báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất để kịp thời xử trí. Sau 30 phút theo dõi tại cơ sở tiêm chủng, người tiêm phòng được kiểm tra thân nhiệt, vết tiêm và được dặn dò tiếp tục theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 48 giờ sau tiêm. Nếu có các dấu hiệu bất thường về thân nhiệt, nhịp thở, bất thường về sức khỏe, ảnh hưởng đến ăn uống và giấc ngủ, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kịp thời xử trí.

quy trình theo dõi sau tiêm chủng
Người tiêm cần theo dõi phản ứng sau tiêm trong vòng 30 phút tại cơ sở tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà trong vòng 48 giờ.

Liên hệ Hotline 028 7102 6595 hoặc fanpage trungtamtiemchungvnvc để được tư vấn các vấn đề xoay quanh tiêm chủng và đặt lịch tiêm.

Tiêm chủng không chỉ bảo vệ bản thân trước nguy cơ nhiễm bệnh, mà còn góp phần ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh cho cộng đồng. Quy trình tiêm chủng khoa học, an toàn giúp đảm bảo an toàn cho người tiêm và hiệu quả phòng bệnh cao sau khi tiêm.