Với việc mang lại nhiều lợi ích thiết thực, hiện nay rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đã có xu hướng lựa chọn chương trình du học Mỹ vừa học vừa làm cho con đường phát triển tương lai của mình thay vì chỉ du học theo kiểu truyền thống.
Vậy thực hư chương trình này là như thế nào? Ưu và nhược điểm khi du học Mỹ vừa học vừa làm là gì? Hãy theo dõi những thông tin mà EduPath chia sẻ ngay dưới đây để có đáp án chính xác cho những thắc mắc trên nhé!
Du học Mỹ vừa học vừa làm với các diện visa
Nhiều du học sinh Việt Nam luôn thắc mắc liệu mình có thể du học và làm việc tại Mỹ không? Câu trả lời ngắn gọn là có thể vừa học vừa làm, kiếm thêm tiền và tích lũy kinh nghiệm! Nhưng có những hạn chế, đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc nhất định. Chỉ những ai có visa F1 và J1 mới được phép làm việc. Còn visa M1 thì chính phủ Mỹ chưa cho phép.
Bây giờ, hãy cùng EduPath tìm hiểu du học Mỹ vừa học vừa làm qua hai diện visa F1 và J1 xem có gì khác biệt nhé!
Du học Mỹ vừa học vừa làm diện visa F1
Diện visa F1 cho phép bạn làm việc với 3 hình thức: Làm trong khuôn viên trường (On - Campus), thực hành ngoại khóa bắt buộc (CPT), thực tập không bắt buộc (OPT).
Làm thêm trong khuôn viên trường
Đây là giải pháp được rất nhiều bạn chọn lựa khi du học Mỹ. Hơn nữa, việc làm thêm này cũng ít được quản lý chặt chẽ bởi luật pháp Hoa Kỳ.
Bất kỳ công việc nào có trong khuôn viên trường hoặc bên ngoài nhưng có liên kết với trường học đều được gọi là việc làm trong khuôn viên trường. Ngoài ra, công việc được làm thêm phải liên quan đến chương trình giảng dạy của trường.
Để làm việc trong khuôn viên trường, bạn phải được sự cho phép của Văn phòng Sinh viên quốc tế tại Mỹ. Du học sinh năm đầu tiên ít cơ hội được làm thêm trong trường.
Điều kiện làm việc trong khuôn viên trường đối với diện visa F1:
- Bạn phải duy trì tình trạng F1 hợp lệ, nếu bạn mất tư cách F1, bạn sẽ không thể tiếp tục làm việc trong khuôn viên trường
- Bạn có thể làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần khi đang ở trường
- Bạn được làm việc toàn thời gian trong khuôn viên trường hoặc trong các kỳ nghỉ nếu bạn có ý định đăng ký học kỳ tiếp theo
- Chủ lao động không được phép cho du học sinh làm việc như một công dân Mỹ
Một số công việc bạn có thể tham khảo: Nghiên cứu sinh hoặc hỗ trợ nghiên cứu cho các dự án của giáo sư, làm trong thư viện/ký túc xá/văn phòng ở trường / căn tin / phòng máy tính và kỹ thuật…
Bạn cũng cần có sự hướng dẫn của nhà trường để đảm bảo mình đã hoàn thành mọi giấy tờ với Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) và nhận được sự cho phép cần thiết.
Thực tập ngoại khóa bắt buộc (Curricular Practical Training - CPT)
Thực tập ngoại khóa bắt buộc (Curricular Practical Training - CPT) là hình thức làm việc ngoài khuôn viên trường với tư cách là một thực tập sinh. Nộp đơn CPT khi chuyên ngành bạn học yêu cầu bắt buộc đi thực tập để tốt nghiệp hoặc đáp ứng đủ số lượng tín chỉ để nhận bằng.
Làm thực tập sinh bạn có thể được trả lương hoặc không. Bạn cần có giấy đồng ý từ Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) và Văn phòng Sinh viên quốc tế (International Student Office).
Yêu cầu chung của thực tập ngoại khóa bắt buộc (CPT):
- Bạn phải đã đăng ký học toàn thời gian (full-time) một năm với visa F1 hợp lệ (ngoại trừ sinh viên sau Đại học mà chương trình yêu cầu CPT ngay lập tức)
- Việc làm CPT phải là một phần bắt buộc trong chương trình cấp bằng của bạn hoặc để có đủ tín chỉ theo yêu cầu của khóa học
- Bạn phải nhận được một lời mời làm việc đủ điều kiện trước khi nộp đơn xin CPT
- Thư mời làm việc của bạn phải thuộc chuyên ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu
Hình thức CPT chỉ cho phép bạn làm việc với những đơn vị thuê lao động cụ thể, theo số ngày quy định (không giống với hình thức OPT là bạn được làm ở bất cứ đâu ở Mỹ).
Trong giấy phép CPT nêu rõ bạn được làm việc bán thời gian (Part-time), 20 giờ mỗi tuần hoặc ít hơn hay toàn thời gian (Full-time), hơn 20 giờ mỗi tuần.
Lưu ý rằng nếu bạn làm việc dưới hình thức CPT Full-time trong thời gian 1 năm hoặc nhiều hơn. Bạn sẽ không đủ tư cách nộp đơn cho hình thức thực tập không bắt buộc (OPT) sau này.
Bạn cũng nên thường xuyên cập nhật tình trạng đi làm của mình cho giảng viên, cố vấn hoặc Văn phòng Sinh viên Quốc tế (International Student Office) nếu có sự thay đổi trong công việc.
Thực tập không bắt buộc (Optional Practical Training - OPT)
Sinh viên có visa F1 hợp lệ được phép làm việc ngoài khuôn viên trường như là một thực tập sinh (không bắt buộc) theo hình thức OPT trong suốt quá trình học tập hoặc sau khi hoàn thành chương trình.
Các điều khoản và quy định cho loại hình OPT được ban hành bởi U.S. Citizenship and Immigration Service (USCIS). Tất cả sinh viên cần được cấp giấy phép đồng ý từ USCIS và Văn phòng Sinh viên quốc tế (International Student Office).
Bạn có thể đăng ký OPT sau khi đã nhập học ít nhất 9 tháng và nhận được Giấy phép lao động (EAD) từ USCIS.
Điều kiện chung của chương trình thực tập không bắt buộc (Optional Practical Training - OPT):
- Công việc phải có sự liên quan mật thiết với ngành nghề bạn theo học
- Giữ visa F1 hợp lệ
- Đăng ký OPT trước khi hoàn thành khóa học
- Nếu sinh viên đã từng làm trong diện CPT từ 12 tháng trở lên thì không đủ điều kiện để làm trong diện OPT nữa
Tổng thời gian làm OPT là 1 năm hoặc lên đến 3 năm cho nhóm ngành STEM, chia làm 2 loại là trước tốt nghiệp và sau tốt nghiệp.
Trước thời gian tốt nghiệp:
- Sinh viên phải đăng ký vào chương trình học full - time
- Làm việc 20h/tuần trong học kỳ
- Được làm full - time trong kỳ nghỉ
- Sinh viên có thể làm việc toàn thời gian sau khi hoàn thành tất cả các môn học
Sau tốt nghiệp:
- Được làm việc full-time (40h/tuần)
- Tất cả OPT phải được hoàn thành trong vòng 14 - 36 tháng sau khi hoàn thành chương trình học
- Bạn nên xin việc OPT càng sớm càng tốt bắt đầu từ học kỳ cuối năm thứ tư
Vừa học vừa làm tại Mỹ với diện visa J1
Visa J1 là visa cho phép bạn đi đến Mỹ tham gia các chương trình đào tạo, giao lưu hoặc trao đổi. Do đó, visa này còn được gọi là thị thực du lịch trao đổi hoặc thị thực du học trao đổi. Người có visa J-1 ngoại trừ chương trình Giao lưu văn hoá cho học sinh trung học phổ thông, được phép lựa chọn 3 loại hình việc làm sau:
Trong khuôn viên trường
Bạn được phép làm việc trong các lĩnh vực liên quan hoặc không liên quan đến việc học của bạn trong khuôn viên trường học theo chương trình trao đổi khách. Ví dụ, bạn có thể làm việc cho một công ty tổ chức sự kiện hoạt động trong khuôn viên trường.
Đào tạo học thuật
Đây là mô-đun đào tạo được phép và liên quan đến chuyên ngành, lĩnh vực nghiên cứu của sinh viên. Nếu bạn là người có thị thực J-1, bạn đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo thực tế lên đến 18 tháng sau khi hoàn thành chương trình cấp bằng của mình.
Để tham gia loại hình này, yêu cầu bạn phải có lời mời làm việc và đăng ký khóa đào tạo học thuật trước ngày hoàn thành được đề cập trong mẫu DS-2019. DS-2019 là tài liệu cho phép bạn nộp đơn xin visa J-1 với tư cách là thực tập sinh.
Ngoài khuôn viên trường
Sinh viên theo chương trình đào tạo, giao lưu, trao đổi khách có thể đủ điều kiện làm các công việc ngoài khuôn viên trường trong các trường hợp kinh tế không lường trước được như bất ngờ mất học bổng, thanh toán các hóa đơn y tế…
Sinh viên làm thêm diện visa J-1 nên tìm hiểu các quyền lợi của mình về an sinh xã hội, hợp đồng, phúc lợi, mức lương tối thiểu, các khoản khấu trừ thuế, và các quy định khi làm việc tại Mỹ.
Top 5 công việc dành cho du học sinh tại Mỹ.
Ưu điểm và nhược điểm khi vừa học vừa làm tại Mỹ
Du học Mỹ vừa học vừa làm luôn có 2 mặt ưu điểm và nhược điểm. Sau đây, EduPath sẽ liệt kê những ưu điểm và hạn chế mà bạn sẽ gặp phải khi vừa du học vừa đi làm tại Mỹ.
Ưu điểm
Gia tăng thêm thu nhập
Bạn là người tự lập, không muốn quá phụ thuộc vào gia đình cũng như mong muốn giảm bớt gánh nặng chi phí cho bố mẹ thì đây là việc hoàn toàn nên làm.
Những công việc bạn làm trong quá trình du học tại Mỹ sẽ giúp bạn có thêm nguồn thu nhập cá nhân, hình thành tư duy quản lý chi tiêu, không quá gò bó vì túi tiền hạn hẹp của mình.
Tích lũy thêm kinh nghiệm
Sau khi du học một năm là thời điểm thích hợp nhất để bạn tìm kiếm công việc làm thêm. Khi làm việc tại các doanh nghiệp với hình thức thực tập, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, vốn sống, lời khuyên từ các anh chị, lãnh đạo cấp trên.
Đây sẽ là nền tảng cho công việc sau này hoặc rèn luyện tính cách phù hợp với môi trường làm việc, trau dồi kỹ năng mềm,…
Chứng minh năng lực và nhận được sự đề cử xứng đáng
Rất nhiều bạn du học sinh nhận được công việc trợ giảng, trợ lý dự án hoặc gia sư tại trường, đây là cơ hội tốt để bạn tạo ấn tượng về năng lực của mình với các giáo sư, thầy cô. Có thể ấn tượng và sự ghi nhận này sẽ mở ra cơ hội học tập, làm việc trong tương lai cho bạn khi cần lời giới thiệu hoặc đề bạt của các thầy cô này trong CV khi xin việc hoặc xin học bổng bậc học cao hơn.
Mở rộng mối quan hệ
Được đến Mỹ du học là một điều may mắn đối với hầu hết các học sinh - sinh viên. Hãy tận dụng cơ hội quý báu này để vừa đi học vừa đi làm, gặp gỡ nhiều con người mới ở vùng đất mới, trao đổi giao lưu văn hoá, bạn sẽ tìm kiếm cho mình được những người bạn đáng quý cũng như được mở mang tầm nhìn về văn hoá, ẩm thực, sắc tộc…
Nhược điểm
Chi phối thời gian quá nhiều nếu không biết sắp xếp: Thời gian vừa học và vừa làm cần cân đối phù hợp để đảm bảo việc đi làm ngoài giờ không làm ảnh hưởng tới mục đích đầu tiên khi đi du học đó chính là học tập và tiếp thu kiến thức.
Có thể bị phạt hoặc vi phạm pháp luật nếu bạn đi làm quá thời gian quy định của Đại sứ quán và cơ quan chính quyền nước Mỹ.
Thời gian vừa đi học vừa đi làm đối với du học sinh theo luật quy định là không quá 20h/tuần, còn trong kì nghỉ thì không giới hạn. Nếu bạn không tuân thủ theo quy định pháp luật của nước sở tại sẽ có thể xảy ra những vấn đề không đáng có và rất khó xử lý.
Những mẹo quan trọng khi chọn vừa học vừa làm tại Mỹ
Để du học Mỹ vừa học vừa làm một cách hiệu quả, sinh viên cần bỏ túi một số mẹo quan trọng sau:
- Nghiên cứu về các chương trình, trường học có nhiều cơ hội CPT, OPT
- Khi chọn lựa công ty để thực tập, bạn nên cân nhắc công ty sẵn sàng tài trợ visa lao động, khám phá các quy tắc, cơ hội chi phí của công ty này…
- Theo dõi văn phòng sinh viên quốc tế và trung tâm hướng nghiệp của các trường Đại học, hội chợ tuyển dụng việc làm
- Chủ động và xây dựng mối quan hệ trong cộng đồng sinh viên, giảng viên, cựu sinh viên.. để tìm kiếm nhà tuyển dụng hoặc công việc trong tương lai
- Bắt đầu lập kế hoạch và tìm kiếm việc làm ngay khi bạn đủ điều kiện để đăng ký một chương trình làm việc
- Sẵn sàng làm việc chăm chỉ và kiên nhẫn
Chia sẻ từ cựu du học sinh Việt Nam.
Những câu hỏi thường gặp về du học Mỹ vừa học vừa làm
Có những loại visa du học Mỹ nào?
Có 3 loại visa du học Mỹ: visa F1, visa J1, visa M1. Mỗi loại visa có những đặc trưng khác nhau:
Visa F-1
Loại visa được cấp cho các học sinh, sinh viên của tất cả các bậc học từ Tiểu học, Trung học, Cao đẳng, Đại học cho đến sau Đại học hoặc đơn giản là chương trình du học tiếng Anh ngắn hạn tại Mỹ.
Những người có thị thực F-1 đủ điều kiện để làm việc bán thời gian trong khuôn viên trường hoặc Đào tạo thực hành ngoại khóa (CPT) thường là 20 giờ hoặc ít hơn mỗi tuần. Ngoài ra, sinh viên F-1 có thể làm việc trong chương trình đào tạo thực hành tùy chọn (OPT) trong tối đa một đến ba năm sau khi hoàn thành chương trình học của họ.
Visa J-1
Visa J-1 là diện visa chính phủ Mỹ cấp cho các cá nhân tham gia các chương trình học tập, giao lưu và trao đổi văn hoá được tổ chức bởi chính phủ, trường hoặc các đơn vị tư nhân. Visa J-1 cho phép các lựa chọn việc làm tương tự như visa F-1 miễn là đáp ứng các yêu cầu do chương trình trao đổi du khách đặt ra.
Visa M-1
Visa M-1 là loại visa ít phổ biến, dành cho học sinh/sinh viên tham dự chương trình học nghề (không được phép làm việc trong quá trình học). Diện này thường rất ít được đề cập đến. Những người có thị thực M-1 không được phép làm việc tại Mỹ trong suốt quá trình học của họ.
Sinh viên có loại visa này cũng phải có bằng chứng đủ tiền ngay lập tức để trả tất cả học phí và chi phí sinh hoạt cho toàn bộ thời gian dự định lưu trú.
Sau khi tôi đến Mỹ, bao lâu tôi có thể bắt đầu làm việc CPT?
Bạn có thể nộp đơn xin số An sinh xã hội 10 ngày sau khi đến. Ngay sau khi bạn đến, bạn được phép bắt đầu làm việc với một chuyên gia nghề nghiệp tại khuôn viên trường, người sẽ giúp bạn xác định vị trí cũng như các nhà tuyển dụng tiềm năng, đồng thời hướng dẫn bạn cách nộp đơn xin việc tại Hoa Kỳ.
Tôi có cần xin phép Sở Di trú để làm việc ngoài khuôn viên trường không?
Nếu bạn đang duy trì trạng thái F1 hợp lệ, bạn được phép làm việc ngoài khuôn viên trường. Khi bạn tìm thấy việc làm thực tập phù hợp với chuyên ngành của mình, trường Đại học mà bạn đăng ký sẽ cấp chữ ký ủy quyền cho phép bạn bắt đầu làm việc.
Bạn cũng sẽ cần phải có thẻ an sinh xã hội của Mỹ trước khi bạn được phép làm việc hợp pháp.
Tôi sẽ được trả bao nhiêu trong một công việc thực tập?
Một số công việc ở cấp độ đơn giản, nhất là làm việc trong khuôn viên trường sẽ trả khoảng $7,00 đến $9,00 mỗi giờ, nhưng các vị trí có kỹ năng cao hơn có thể trả $10 hoặc hơn mỗi giờ. Sinh viên được phép làm thêm tối đa 40 giờ mỗi tuần.
Các công việc CPT và OPT sẽ trả lương tùy thuộc vào ngành nghề, công việc mà bạn đang thực tập.
EduPath có chương trình tuyển sinh Thạc sĩ Khoa học máy tính tại Mỹ, tại đó sinh viên được thực tập lên đến 2 năm, lương đến $6,700 mỗi tháng.
Tùy thuộc vào công việc, bạn cũng có thể có tùy chọn làm thêm giờ. Loại công việc bạn làm sẽ phụ thuộc vào chương trình học ở trường, cũng như kinh nghiệm làm việc, nền tảng, kỹ năng, khả năng tiếng Anh và tham vọng cá nhân của mình.
Tôi có thể làm việc trong CPT toàn bộ thời gian tôi đang theo học chương trình Thạc sĩ không?
Điều này thay đổi tùy thuộc vào trường học của bạn. Một số trường cho phép bạn tham gia CPT miễn là bạn đã đăng ký vào chương trình Thạc sĩ của mình, bất kể bạn đã đăng ký bao lâu.
Tuy nhiên, nếu bạn chọn làm việc toàn thời gian hơn một năm trong CPT, bạn có thể không đủ điều kiện cho năm OPT bổ sung sau khi bạn tốt nghiệp. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải kiểm tra với trường của mình để đáp ứng đúng yêu cầu.
Tôi có thể tham gia cả CPT và OPT không?
Nếu bạn làm việc trong hơn một năm CPT toàn thời gian, thì bạn có thể không được phép làm một năm của OPT. Tuy nhiên, sinh viên quốc tế có thể tham gia cả CPT và OPT, nhưng không phải cùng một lúc.
Trường Đại học của tôi có tìm được một công việc thực tập cho tôi không?
Không, trường Đại học của bạn sẽ không đảm bảo việc làm cho sinh viên. Nếu bạn đăng ký một lớp thực tập, cố vấn việc làm CPT của trường bạn sẽ giúp bạn tìm và đăng ký thực tập.
Nhân viên tư vấn có thể giúp bạn bằng cách hỗ trợ viết sơ yếu lý lịch, giới thiệu bạn với các công ty đang tìm kiếm nhân viên và hướng dẫn bạn cách tìm việc làm thông qua các dịch vụ tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn vẫn có trách nhiệm phải nhận được suất thực tập của mình.
Tôi có thể trở về đất nước của mình trong mùa hè và sau đó trở lại trường học vào mùa thu được không?
Có, hầu hết các trường sẽ cho phép nghỉ học. Bạn sẽ được yêu cầu đi học toàn thời gian trong hai học kỳ liên tiếp (9 tháng và 18 giờ tín chỉ) trước khi bạn đủ điều kiện để nghỉ học. Tuy nhiên, một số trường không có lịch nghỉ hè. Các trường cao đẳng Mỹ cho phép sinh viên học liên tục 3 kỳ, mỗi kỳ 3 tháng sẽ được phép nghỉ kỳ tiếp theo, không quan trọng là kỳ nào.
Có hạn nộp hồ sơ vừa học vừa làm không?
Điều này sẽ khác nhau tùy thuộc vào trường học của bạn. Hầu hết các trường đều có ngày khai giảng từ năm tuần đến ba tháng. Thông thường, hồ sơ được chấp nhận và xử lý trong cả năm và các trường sẽ nhanh chóng thông báo cho các ứng viên về tình trạng hồ sơ. Sau khi hồ sơ OPT của bạn được chấp nhận, bạn có tối đa 60 ngày để tìm kiếm 1 công việc.
Mất bao lâu để tìm một công việc thực tập?
Hầu hết sinh viên tìm được việc làm trong vòng hai tháng đầu tiên nhưng có thể mất nhiều thời gian hơn để tìm được một vị trí phù hợp, tùy thuộc vào kỹ năng và trình độ tiếng Anh của bạn.
Về mặt pháp lý, bạn không thể bắt đầu thực tập cho đến khi bạn đã ghi danh và trả tiền cho trường học, bắt đầu các lớp học và có được số an sinh xã hội. Trung bình, việc nhận số an sinh xã hội mất khoảng hai đến bốn tuần.
Lời kết
Tóm lại, du học Mỹ vừa học vừa làm sẽ giúp bạn trang trải một phần chi phí sinh hoạt và học tập cũng như giúp bạn trưởng thành và mang đến những trải nghiệm khó quên.
Nếu bạn còn thắc mắc về các chương trình làm thêm tại Mỹ, hãy liên hệ với Du học EduPath để được tư vấn tận tâm, nhanh chóng và uy tín.