Lưu Ý Bụng Căng Cứng Khi Mang Thai Tháng Thứ 7. Dấu Hiệu Nguy Hiểm Mẹ Nên Biết

Darkrose

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 hay bụng căng cứng khi bước sang giai đoạn mang thai 3 tháng cuối khiến không ít mẹ bầu lo lắng gây ảnh hưởng thai nhi, vậy bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 có nguy hiểm không và nguyên nhân do đâu? Hãy cùng zcare tìm hiểu qua bài viết sâu nhé.

Hầu hết mẹ bầu đều gặp tình trạng bụng căng cứng khi bước vào giai đoạn tháng thứ 7 hoặc 3 tháng cuối nhưng cũng có một số trường hợp mang thai tháng thứ 6 đã bị tình trạng bụng căng cứng khiến mẹ lo lắng và khó chịu, đôi khi là gây tình trạng đau thắt cho mẹ bầu.

Thai nhi lớn là nguyên nhân khiến bạn bụng căng cứng khi mang thai

Thai nhi lớn là nguyên nhân khiến bạn bụng căng cứng khi mang thai

Bà bầu bị bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 là do đâu?

Thực tế thì việc mẹ bầu gặp các cơn căng cứng bụng gây khó chịu ở giai đoạn 3 tháng cuối hay từ tháng thứ 6 là điều thường gặp và nó là do các cơn gò chuyển dạ hay gò Braxton gây ra.

Thường có những cơn gò giả và gò thật. Thông thường mẹ bầu rất dễ để nhận biết cơn gò thật hay giả, các cơn gò giả chúng sẽ xuất hiện không đều và khi gặp cơn gò như vậy mẹ chỉ cần thay đổi tư thế nằm hay nghỉ ngơi thì sẽ hết, còn những cơn gò thật nó khiến mẹ bầu có cảm giác đau và dần các cơn đau sẽ tăng lên và diễn ra từng nhịp đôi khi còn kèm thêm dấu hiệu vơ ối hay ra máu báo thì mẹ nên đến bệnh viện ngay vì rất có thể đó là đấu hiệu chuẩn bị sinh, nhưng đấu hiệu này chỉ sảy ra ở những tuấn cuối của thai kỳ. Còn bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 thì đó có thể là cơn chuyển dạ giả và mẹ không nên quá lo lắng.

Theo một số nghiên cứu thì mẹ bầu có những nguyên nhân dẫn tới việc bị gò căng cứng bụng như:

  • Tâm lý mẹ bầu căng thẳng, cáu gắt hay buồn khiến cơn gò sảy ra sớm hơn. Đây là điều mà các mẹ bầu nên tránh, đừng để mình buồn rầu, căng thẳng, lo âu mà hãy luôn tìm mọi thú vui để mình luôn cảm thấy vui vẻ. Nếu mẹ cáu gắt, thai nhi khó chịu, gò mình khiến bụng mẹ bị căng cứng. Đồng thời, nếu bị stress, cảm xúc của mẹ sẽ khiến mạch mách đi tới tử cung thông qua dây rốn bị co thắt lại, giảm lượng oxy tới thai nhi, khiến bé có thể gặp nguy hiểm, suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Thai nhi sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, các bệnh tâm lý, dễ kích động, trầm cảm. Thậm chí, thai nhi có nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí là mẹ bị sảy thai.
  • Những áp lực dần dần trở nên quá sức với mẹ khi mà thai nhi ngày một lớn dần và kích thước bụng và cân nặng ngày một tăng. Ở tuần thứ 7, em bé có kích thước khoảng 38 cm và nặng từ 900 - 1.350g. Bạn có thể sẽ được trải nghiệm thường xuyên những “cú đá” và “vươn vai” của bé khi thai nhi 7 tháng tuổi. Đôi khi bạn cũng cảm thấy khó thở khi mang thai tháng thứ 7.

Em bé nghịch ngợm cũng có thể khiến bụng mẹ bầu căng cứng

Em bé nghịch ngợm cũng có thể khiến bụng mẹ bầu căng cứng

  • Ở những tháng cuối thì bộ khung sương bé đã phát triển gần như hoàn thiện và việc bé chuyển động hay xoay mình cũng khiến mẹ bầu gặp tình trạng này. Bé sẽ nằm thẳng và hướng đầu về phía tử cung của mẹ để chuẩn bị cho sự chào đời của chính mình. Vị trí này được xem là vị trí an toàn nhất của bé để mẹ bầu có một ca vượt cạn bình thường.
  • Do rối loạn tiêu hóa, việc ăn những loại thực phẩm không phù hợp với mẹ khiến hệ tiêu hóa gặp vấn đề. Táo bón, đầy hơi là những bệnh mà mẹ thường gặp nhất. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra những cơn gò căng cứng bụng ở tháng thứ 7.
  • Do cân nặng mẹ bầu tăng quá nhanh, khiến mẹ xuất hiện những vết dạn ra và mẹ cảm thấy như bụng căng cứng, những dấu hiệu nhỏ hay những thay đổi thông thường ở giai đoạn mới bước sang 3 tháng cuối thai kỳ này cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng gò giả sớm sảy ra.

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 có nguy hiểm không?

Thông thường những cơn gò trong giai đoạn mang thai tháng thứ 7 hay trong thai kỳ sẽ không gây nguy hiểm cho mẹ bầu cũng như thai nhi tuy nhiên mẹ bầu cũng nên lưu ý: các cơn gò xuất hiện sớm và ngày một nặng thêm, đôi khi bụng bầu bị gò cứng và lệch sang 1 bên hay kéo dài đau nhiều và kèm theo tình trạng chuột rút, đau lưng hay xuất huyết thì mẹ nên đi khám ngay bởi đó là những dấu hiệu nguy hiểm mẹ nên lưu ý. Dưới đây là những trường hợp mẹ bầu cần tới bệnh viện ngay:

  • Mẹ bầu bị căng cứng bụng kèm tình trạng đau đột ngột không dứt. Nghỉ ngơi nhiều cũng vẫn đau và cứng bụng. Lúc này, có thể mẹ đang gặp vấn đề ở nhau thai, do đó nên đi khám để xem nguyên nhân là gì, có cách giải quyết tốt nhất.
  • Bà bầu bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 lại thêm đau bụng, sốt, ớn lạnh thì cũng cần đến viện để kiểm tra ngay mẹ nhé.
  • Một số mẹ không chỉ căng cứng bụng như quả bóng mà còn bị đau 1 bên trái hoặc một bên phải dữ dội. Thậm chí có trường hợp còn đau thắt lưng, âm đạo chảy máu. Đây có thể là tình trạng báo hiệu mẹ bầu bị bong nhau non, sinh non, sảy thai. Vì thế, bạn nên tới bệnh viện ngay để được bác sĩ khám và kịp thời xử lý.
  • Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 kèm cảm giác đau đầu, chóng mặt, mờ mắt, đau bụng trên, đau sườn phải, tăng áp lực ở bụng có thể là dấu hiệu tiền sản giật rất nguy hiểm. Vì thế, bạn nên tới bệnh viện ngay.
  • Đau bụng dưới kèm chảy máu, đau cả vùng thắt lưng,...đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc bong nhau non.

Bụng căng cứng kèm một số dấu hiệu có thể mẹ đang gặp nguy hiểm

Bụng căng cứng kèm một số dấu hiệu có thể mẹ đang gặp nguy hiểm

  • Ngoài ra, nếu mẹ bầu có những biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, có mùi hôi ở âm đạo, chảy máu...kèm triệu chứng căng cứng bụng khi mang thai tháng thứ 7 thì có thể mẹ đã nhiễm trùng đường tiết niệu. Hãy đến viện càng sớm càng tốt các mẹ nhé.
  • Một số mẹ có dấu hiệu sinh sớm cũng có những cơn gò cứng bụng, căng tức và khó chịu.

Nên làm gì khi bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7.

Những cơn gò sinh lý thường xuất hiện trong thời gian ngắn, không quá nguy hiểm và lặp lại thường xuyên nhưng càng gần cuối thai kỳ thai nhi sẽ gò mạnh hơn khiến mẹ bầu có cảm giác đau rõ rệt hơn, cứng bụng nên rất khó chịu và mẹ có thể áp dụng một số các biện pháp dưới đây.

  • Đi bộ và hít thở: Nếu có thể nên đi lại nhẹ hít thở không khí giúp tinh thần thoải mái hơn. Bạn nên cân nhắc về việc đi bộ thường xuyên, có thể nghỉ ngơi giữa những quãng đường đi. Ngoài ra, mẹ bầu cần tránh đứng và ngồi một tư thế quá lâu. Hãy giữ cho cơ thể bạn hoạt động và linh hoạt.
  • Chườm bụng: Mẹ có thể tắm nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm nghe một vài bản nhạc du dương nhẹ nhàng.
  • Tập thể dục: Đây là một cách tốt để giúp cơn gò nhẹ nhàng hơn và giảm các cơn gò giả ở 3 tháng cuối tốt hơn. Bạn nên tập dưới sự theo dõi của bác sĩ. Bạn có thể đi bộ, tập yoga, bơi hoặc bất kì hình thức luyện tập nào khác mà bạn thích. Việc có một lối sống năng động sẽ giúp bạn dễ sinh hơn và phục hồi nhanh hơn sau khi sinh. Những bài tập giãn cơ cơ bản cũng rất hiệu quả đấy.
  • Nghỉ ngơi: nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Tư thế nằm ngửa có thể sẽ khá khó khăn vì bụng bạn bắt đầu to dần, do vậy hãy thử nằm nghiêng sang một bên. Đặt một miếng đệm nhỏ dưới bụng hoặc giữa hai chân sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái hơn.

khó thở khi mang thai tháng thứ 7

Khi bị căng cứng bụng mẹ bầu nên nghỉ ngơi thật nhiều

  • Làm những việc mình thích: Hãy tìm cho mình một sở thích như đọc sách, vẽ tranh, hát hoặc làm vườn. Những sở thích này sẽ giúp bạn bình tĩnh, thư giãn và tránh xa khỏi những suy nghĩ cũng như lo lắng không cần thiết.
  • Mặc quần áo bằng cotton: Những loại quần áo có chất liệu cotton sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu vì chúng khá thoáng khí, giúp bạn thoải mái hơn khi nhiệt độ cơ thể tăng. Bạn có thể sử dụng thêm các dung dịch khử mùi được làm từ thành phần tự nhiên.
  • Mẹ bầu hãy nhớ đi xét nghiệm máu định kì để kiểm tra nồng độ hemoglobin, đặc biệt nếu bạn có nhóm máu Rh-.

Không nên làm gì khi bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7.

  • Nên loại bỏ thói quen uống rượu, hút thuốc cũng như tránh xa những người hay hút thuốc bởi khói thuốc lá gây nguy hiểm cho cả 2 mẹ con. Khiến những cơn gò cứng bụng hay xảy ra hơn.
  • Không nên cúi gập người vì ở tháng thứ 7, bụng bạn đã khá to. Nên duy trì đúng tư thế từ việc ngồi xuống, đứng lên, nằm, dậy đều phải đúng cách, từ từ.
  • Không bưng bê các vật nặng vì nó khiến thai khi cảm thấy khó chịu, gây áp lực lên bụng.
  • Thai nhi không thích sự ồn ào, nhất là các bé từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 7, thính giác đã hoàn chỉnh. Những âm thanh lớn khiến bé giật mình, co mình khiến bà bầu bị bụng căng cứng.

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7, tháng thứ 8, tháng thứ 9 là vấn đề bình thường nếu chỉ bị 1 lát. Tuy nhiên, nó sẽ là nguy hiểm nếu như kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chảy máu âm đạo...Vì thế, các mẹ hãy chủ động theo dõi sức khỏe của mình và đi khám định kì thường xuyên để em bé được sinh ra khỏe mạnh nhé.

Bài viết cùng chủ đề bụng căng cứng:

  • Bà Bầu Bị Căng Cứng, Căng Tức Bụng Dưới Khi Mang Thai Là Tốt Hay Xấu
  • Bụng Căng Cứng Khi Mang Thai Tháng Thứ 6, Mẹ Bầu Phải Làm Sao?
  • Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Có Nguy Hiểm Không?
  • Mang Thai Tháng Cuối Bụng Căng Cứng Có Phải Sắp Sinh?