Hướng dẫn cách bảo quản cà pháo chưa muối đơn giản, dễ làm

Darkrose
Hướng dẫn cách bảo quản cà pháo chưa muối đơn giản, dễ làm

Từ lâu cà pháo đã trở thành món ăn truyền thống trong mỗi mâm cơm gia đình Việt. Không chỉ ngon miệng, nếu biết cách sử dụng cà pháo còn là bài thuốc nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao....

Những điều cần biết về cà pháo

Cây cà pháo (Solanum macrocarpon L.) là một loại cây nhiệt đới lâu năm, được trồng dùng làm thực phẩm, làm thuốc hoặc đơn giản là làm cây cảnh. Trái cà pháo hình tròn, căng mọng, màu trắng có bớt xanh. Khi thu hoạch, cà pháo tươi có thể được dùng để chế biến món ăn theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn luộc, làm gỏi, xào, muối xổi/muối mặn để ăn dần quanh năm.

Hướng dẫn cách bảo quản cà pháo chưa muối đơn giản, dễ làm 1Cà pháo là món ăn khoái khẩu của nhiều người

Cà pháo là loại thực phẩm bổ dưỡng. Trong 100g cà pháo chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • 24 kcal;
  • 92g nước;
  • 1,5g protein;
  • 0,8g chất xơ;
  • 12mg canxi;
  • 0,7mg sắt;
  • 18mg magiê;
  • 16mg phốt pho;
  • 22,1g mg kali;
  • 0,3mg kẽm.

Ngoài ra, trong cà pháo còn có cả vi khoáng quý như đồng và selen. Nhiều loại vitamin như tiền vitamin A, vitamin C (3mg/100g), vitamin B1, B2, PP cũng được tìm thấy trong cà pháo.

Công dụng sức khỏe của cà pháo

Hướng dẫn cách bảo quản cà pháo chưa muối đơn giản, dễ làm 2Trong cả Đông y và Tây y, cà pháo đều là vị thuốc có ích cho sức khỏe

Trong cả Đông y và Tây y, cà pháo đều là vị thuốc có ích cho sức khỏe. Theo Đông y, cà pháo vị ngọt, tính hàn, giúp tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao. Do đó, từ lâu cà pháo đã được dùng làm dược liệu trong các bài thuốc chữa táo bón, ho, bệnh ngoài da và nhiều bệnh khác.

Còn theo Tây y, cà pháo mang lại tác dụng quan trọng bao gồm:

  • Phòng chống ung thư: Công dụng này có được là do cà pháo có chứa Nightshade soda - chất có tác dụng chống ung thư, ức chế tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa.
  • GIảm cholesterol xấu: Chiết xuất của trái cà pháo có khả năng kích thích sản xuất mật, đồng thời làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
  • Làm đẹp da: Trong cà pháo có thành phần vitamin C mang lại hiệu quả chăm sóc da đáng kể. Ăn cà pháo giúp làm mịn da, giữ ẩm da, điều trị mụn nhọt/mụn trứng cá, thậm chí bảo vệ da khỏi ung thư da,…
  • Kiểm soát huyết áp: Công dụng này là do trong cà pháo có chứa kali - khoáng chất có tác dụng điều hòa huyết áp, giúp huyết áp ổn định.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Cà pháo có khả năng hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhờ đặc tính tương tự như insulin.

Cách bảo quản cà pháo chưa muối

Hướng dẫn cách bảo quản cà pháo chưa muối đơn giản, dễ làm 3Nhiều người không biết cách bảo quản cà pháo chưa muối giúp giữ cà tươi lâu

Trong số các món ăn có thể chế biến từ cà pháo, nhiều người thích nhất có lẽ là món cà pháo muối. Không những ngon miệng, kích thích vị giác, cà pháo muối có thể để lâu, ăn dần. Cách làm cà pháo muối khá đơn giản, do đó đa số chị em thường mua cà pháo tươi về để tự thực hiện.

Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà chị em chưa thể làm ngay, vẫn có cách bảo quản cà pháo chưa muối để giúp giữ cà pháo tươi lâu, không hỏng cho đến khi bạn sắp xếp được thời gian muối cà.

Nếu để ở nhiệt độ bình thường, cà pháo tươi có thể bảo quản từ 3 - 4 ngày, còn bảo quản trong tủ lạnh thì có thể trong khoảng 7 - 10 ngày.

Tuy nhiên, cách bảo quản cà pháo chưa muối ở nhiệt độ thường hay tủ lạnh cũng chỉ là cách tạm thời trong lúc chờ chế biến. Bởi theo chuyên gia dinh dưỡng, trong cà pháo tươi, hàm lượng solanin cao gấp 5 - 10 lần mức an toàn. Chất solanin này rất độc, dù là hàm lượng rất nhỏ. Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh với một số triệu chứng điển hình như buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt, ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt. Do vậy, hãy tranh thủ chế biến cà trong lúc còn tươi ngon, tránh để héo rồi mới chế biến sẽ mất đi những tác dụng mà cà pháo mang lại cho sức khỏe.

Cách muối cà pháo đúng chuẩn, ngon cơm

Muối cà theo phương pháp muối mặn sẽ giúp cà ăn được lâu. Nếu bảo quản trong tủ lạnh có thể để ăn dần trong vài tháng. Còn nếu muối chua thì cất trong tủ lạnh bảo quản được 15 - 20 ngày.

Cách muối cà pháo ngon cơm bạn có thể tham khảo thực hiện:

Cà pháo muối tỏi ớt

Hướng dẫn cách bảo quản cà pháo chưa muối đơn giản, dễ làm 4Chuyên gia khuyến cáo nên tranh thủ muối cà để tránh gây hại cho sức khỏe

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1kg cà pháo tươi;
  • 2 củ tỏi;
  • 2 - 3 trái ớt (tùy theo khẩu vị);
  • 1/3 củ gừng;
  • Muối;
  • Đường;
  • Bình ngâm thủy tinh hoặc sứ sành.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Cà pháo tươi sau khi mua về sẽ phơi hai tiếng ngoài nắng rồi cắt bỏ cuống và ngâm cà vào trong nước muối pha loãng (khoảng từ 15 - 30 phút để đào thải chất độc trong cà). Rửa sạch cà lại với nước, vớt ra để ráo.
  • Bước 2: Tỏi đập dập, ớt cắt thành các lát nhỏ, gừng cắt lát/thái nhỏ từng sợi.
  • Bước 3: Cho 1 lít nước sạch vào nồi bắc trên bếp, tiếp theo là cho 1 thìa đường, 3 thìa muối, đun đến khi nước sôi thì tắt bếp, đợi đến khi nhiệt độ còn khoảng 30 độ là có thể thực hiện.
  • Bước 4: Lau khô bình ngâm cà sạch đã được chuẩn bị sẵn, cho vào đáy bình lớp muối mỏng, tỏi rồi xếp cà lên, sau đó tiếp tục thứ tự một lớp muối, tỏi rồi đến lớp cà cho tới khi hết cà. Đổ hỗn hợp nước ấm đã đun sôi chỉ còn ấm vào cho ngập cà, cho muối, gừng, ớt đã chuẩn bị rải lên trên cùng. Dùng túi nước, đĩa nhỏ,... đè lên để cà không nổi lên trên mặt nước rồi đậy nắp hũ lại.
  • Cà ngâm trong khoảng từ 2 - 3 ngày là có thể lấy ra dùng. Chỉ lấy lượng vừa đủ ăn, phần còn lại của bình cà sau mỗi lần múc ra là phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để ăn dần, điều này có tác dụng làm chậm quá trình chua của cà.

Cà pháo muối chua ngọt

Hướng dẫn cách bảo quản cà pháo chưa muối đơn giản, dễ làm 5Cà pháo có nhiều cách muối khác nhau

  • Bước 1: Cà pháo tươi khoảng 500g (chọn trái già, tròn đều), cắt sạch cuống, rửa sạch rồi đem phơi nắng 3-4 tiếng cho cà héo lại (cà sẽ giòn hơn).
  • Bước 2: Rửa sạch riềng và tỏi, để ráo nước, gọt vỏ, thái lát. Ớt xắt nhỏ (tùy khẩu vị). Bước 3: Đun sôi ½ nồi nước, thêm vào một muỗng muối, một muỗng đường. Sau đó để nguội hỗn hợp rồi thêm vào 1 muỗng giấm.
  • Bước 4: Rửa thật sạch và lau khô hũ thủy tinh lớn có nắp đậy. Xếp dưới đáy hũ thủy tinh là lớp riềng, tỏi, tiếp đó là đến 250g cà pháo, lại tiếp lớp riềng tỏi rồi đến 250g cà pháo còn lại. Lớp cuối cùng, bạn cho hết phần riềng, tỏi, ớt vào trên mặt.
  • Bước 5: Đổ hỗn hợp nước đã đun sôi để nguội vào hũ sao cho ngập lên cà. Lưu ý bạn nên dùng vỉ hoặc bọc nước để lên trên cà để tránh cho cà tiếp xúc trực tiếp với không khí sẽ bị thâm đen.
  • Bước 6: Đậy nắp và bảo quản hủ cà vừa ngâm ở nơi thoáng mát, khô ráo. Sau khoảng 2 - 3 ngày là có thể dùng được. Bạn nên bảo quản cà đã ngâm vào tủ lạnh để cà giữ được lâu.

Trên đây là những thông tin giúp bạn nắm được cách bảo quản cà pháo chưa muối cùng 2 cách muối cà ngon cơm khó cưỡng. Cà pháo muối là món ăn truyền thống được yêu thích từ lâu, thường có mặt trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, bạn phải biết ăn cà pháo đúng cách thì mới tốt, tránh những tác hại do cà tươi lẫn cà muối gây ra cho sức khỏe.

Nam Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp