Lý Thuyết Crom Và Hợp Chất Của Crom & Bài Tập Trắc Nghiệm (Có Đáp Án)

Darkrose
Lý Thuyết Crom Và Hợp Chất Của Crom & Bài Tập Trắc Nghiệm (Có Đáp Án)

1. Lý thuyết crom

1.1. Crom là gì?

Trong bảng tuần hoàn, đây là một nguyên tố hóa học với ký hiệu là Cr, nguyên tử có số hiệu là 24. Nguyên tố này xuất hiện đầu tiên ở nhóm 6, độ nóng chảy cao, cứng và giòn.

1.2. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử

Nguyên tố Cr:

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3d54s1 hoặc [Ar]3d54s1

- Số hiệu nguyên tử: 24

- Khối lượng nguyên tử: 52 g/mol

- Vị trí trong bảng tuần hoàn:

+ Ô: thứ 24

+ Nhóm: VIB

+ Chu kì: 4

- Đồng vị: 40Cr, 51Cr, 52Cr, 53Cr, 54Cr

- Độ âm điện là 1,66

1.3. Tính chất vật lý của Crom

  • Đây là kim loại màu trắng bạc, d là khối lượng riêng rơi vào khoảng 7,2g/cm3, tonc = 1890oC.

  • Đây là kim loại có thể rạch được thủy tinh, cứng nhất.

1.4. Tính chất hóa học của Crom

Một số tính chất hóa học cần nhớ của nguyên tố này là:

  • Có tính khử mạnh hơn kim loại sắt.

  • Số oxi hóa của chrom như sau: từ +1 → +6 (hay +2, +3 và +6).

Sau đây là một số tính chất hóa học cơ bản của Cr và các phản ứng thông dụng của nguyên tố hóa học này:

1.4.1. Tác dụng với phi kim

Tác dụng với phi kim sẽ có phản ứng như sau:

4Cr + 3O2 → 2Cr2O3

2Cr + 3O2 → 2CrCl3

1.4.2. Tác dụng với nước

Do có lớp màng oxit rất mỏng và bền để bảo vệ nên nguyên tố này rất bền với nước hay không khí, ngoài ra người ra còn có thể mạ crom lên sắt để chế tạo thép không gỉ hay bảo vệ sắt.

1.4.3. Tác dụng với axit

Tác dụng với axit sẽ tạo ra phản ứng như sau:

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2

Cr không có phản ứng với dung dịch HNO3 hay H2SO4 đặc và nguội.

1.4.4. Tác dụng với dung dịch muối

Khi tác dụng với muối:

Kim loại yếu hơn sẽ bị Crom đẩy trực tiếp ra khỏi muối

Cr + 2AgNO3 → Cr(NO3)2 + 2Ag

1.5. Điều chế và ứng dụng

  • Điều chế: Có thể dùng để phản ứng nhiệt nhôm

Al + Cr2O3 → Al2O3 + Cr

  • Ứng dụng:

    • Đối với ngành luyện kim, crom và hợp chất của crom có thể dùng để giảm ăn mòn hoặc đánh bóng bề mặt là một phần hợp kim. Ví dụ như làm dao kéo bằng thép không gỉ.

    • Thuốc nhuộm và sơn cũng được làm từ Cr.

    • Thủy tinh của ngọc lục bảo thành màu xanh lục từ muối Crom.

    • Trong sản xuât hồng ngọc tổng hợp, Crom tạo ra màu đỏ của hồng ngọc.

Crom và hợp chất của crom lý thuyết - Ứng dụng

2. Một số hợp chất của Crom

2.1. Hợp chất Crom (II)

Một số hợp chất quan trọng của Crom cần ghi nhớ, có thể kể đến như sau:

2.1.1. Crom(II) oxit, CrO

  • Oxit Bazo CrO có phản ứng: CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O

  • Ở lâu trong không khí, CrO có tính khử sẽ bị oxi hóa thành Cr2O2.

2.1.2. Crom (II) hidroxit, Cr(OH)2

  • Đây là chất rắn màu vàng.

  • Chất có thể khử được, oxi trong không khí dễ bị hóa thành Cr(OH)3.

4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3

Cr(OH)2 bazo sẽ có phản ứng: Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2O

2.1.3. Muối crom(II)

Đây là muối có tính khử mạnh: 2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3

2.2. Hợp chất crom (III)

Hợp chất này gồm các chất nhỏ tiêu biểu có thể kể đến như các chất phổ biến dưới đây:

2.2.1. Crom (III) oxit Cr2O3

  • Đây là hợp chất tan trong axit và kiềm đặc, là oxit lưỡng tính.

  • Đây là hợp chất dùng để làm đồ sứ cũng như đồ thủy tinh.

2.2.2. Hidroxit Cr(OH)3

Hidroxit này lưỡng tính và có thể tan trong dung dịch kềm hay axit.

Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4]

Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O

2.2.3. Muối crom (III)

  • Muối này có tính oxi hóa cũng như tính khử.

  • Chất trong môi trường axit có tính oxi hóa dễ khử thành cuối Crom (II).

2Cr3+ + 3Br2 + 16OH → 2CrO42 + 6Br + 8H2O

  • Chất phèn của hợp chất được dùng để làm chất cầm màu.

2.3. Hợp chất Crom (VI)

Sau đây là các chất tiêu biểu của hợp chất này:

2.3.1. Crom (VI) oxit, CrO3

  • Đây là chất rắn, đỏ thẫm.

  • Đây là chất có thể oxi hóa mạnh. Một số chất tiêu biểu như S, P, C, NH3 còn có thể bốc cháy khi phản ứng với Cr2O3.

2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O

  • Đây là oxit axit, tạo thành hỗn hợp axit sau khi tác dụng với nước.

CrO3 + H2O → H2CrO4 (axit cromic)

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7(axit dicromic)

2.3.2. Muối cromat và dicrommat

  • CrO42- là muối cromat có màu vàng hoặc Cr2O72- là muối đicromat sẽ có màu da cam.

  • Hai muối này có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo loại môi trường.

2CrO42- + 2H+ (màu vàng) phản ứng qua lại với Cr2O72- + H2O (màu cam).

  • Hai muối có tính oxi hóa mạnh trong môi trường axit.

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Tham khảo ngay để được các thầy cô tư vấn và xây dựng lộ trình ôn thi THPT đạt 9+ sớm ngay từ bây giờ

3. Một số bài tập trắc nghiệm về crom và hợp chất của crom (có đáp án)

Sau đây là các câu trắc nghiệm bài tập về Crom và hợp chất của crom:

Câu 1: Thu được hỗn hợp chất rắn X sau khi khử m gam bột CuO bằng khí H2 trong nhiệt độ. Cần 1 lít dung dịch HNO3 1M để hòa tan hết X và thu được 4,48 lít NO ở điều kiện tiêu chuẩn. Phản ứng khử CuO có hiệu suất là:

Phản ứng khử CuO có hiệu suất khử bằng bao nhiêu?

A. 70%

B. 75%

C. 80%

D. 85%

Câu 2: Số g Cu đã bám vào thanh sắt sau khi nhúng thanh sắt vào CuSO4 sau một khoảng thời gian lấy ra rồi sửa sạch và khối lượng tăng lên 1,2g là?

A. 9,3 g.

B. 9,4 g.

C. 9,5 g.

D. 9,6 g.

Câu 3: Khí nào được giải phóng khi Cu tác dụng với hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 là:

A. NO2.

B. NO.

C. N2O.

D. NH3.

Câu 4: Số oxi hóa đặc trưng của crom là

A. +2, +4, +6

B. +2, +3, +6

C. +1, +2, +4, +6

D. +3, +4, +6

Câu 5: Crom không có số oxi hóa đặc trưng nào sau đây?

A. +1

B. +3

C. +2

D. +6

Câu 6: Ion Cr3+ có cấu hình electron là?

A. [Ar]3d5

B. [Ar]3d4

C. [Ar]3d3

D. [Ar]3d2

Câu 7: Ion Cr2+ có cấu hình electron là?

A. [Ar]3d5

B. [Ar]3d4

C. [Ar]3d3

D. [Ar]3d2

Câu 8: Ở trong môi trường không khí, nước với lớp màng oxi các kim loại nào sẽ luôn được bảo vệ?

A. Al và Ca

B. Fe và Cr

C. Cr và Al

D. Fe và Mg

Câu 9: Khối lượng K2Cr2O7 muốn điều chế 6,72 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn cần tối thiểu dung dịch HCl đặc, dư là?

A. 29,4g

B. 27,4g

C. 24,9g

D. 26,4g

Câu 10: Cho các chất Cr, Cr2O3, Cr(OH)3, CrO3, K2CrO4, CrSO4.

Trong dung dịch NaOH loãng, dư số chất tan trong dung dịch là?

A. 5

B. 3

C. 6

D. 4

  1. B

  1. D

  1. B

  1. B

  1. A

  1. C

  1. B

  1. C

  1. A

  1. B

Trên đây toàn bộ kiến thức về crom và hợp chất của crom mà VUIHOC chia sẻ với các bạn học sinh. Hy vọng rằng, sau bài viết này, các bạn đã có thể nắm được vững hơn phần kiến thức này và thành thạo toàn bộ lý thuyết cũng như các dạng bài tập thường gặp trong chương trình Hóa 12. Để biết có thêm nhiều những kiến thức bổ ích về môn Hóa học, các em hãy truy cập Vuihoc.vn ngay bây giờ nhé!

Tham khảo thêm:

Bộ Sách Thần Tốc Luyện Đề Toán - Lý - Hóa THPT Có Giải Chi Tiết