Trẻ bị phát ban có tiêm phòng được không? [Bác sĩ tiêm chủng trả lời]

Trẻ bị phát ban có tiêm phòng được không? [Bác sĩ tiêm chủng trả lời]

Phát ban là tình trạng bệnh lý ngoài da vô cùng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh do hệ thống miễn dịch niêm mạc và da của trẻ còn rất non nớt, hàng rào bảo vệ da vô cùng mỏng manh, không đủ khả năng chống lại sự tấn công và xâm nhập của các nhân tố bên ngoài môi trường. Vậy, nếu chẳng may trẻ bị phát ban có tiêm phòng được không? Những trường hợp phát ban nào được tiêm phòng và những trường hợp nào không được tiêm? Trẻ bị phát ban sau tiêm phòng cần được chăm sóc như thế nào?

BS.CKI Nguyễn Tiến Đạo - Quản lý Y khoa vùng 4 - Hồ Chí Minh, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng phát ban ở trẻ, cần xác định đúng nguyên nhân gây ra phát ban trước khi đưa ra những quyết định tiêm chủng cho trẻ. Nếu phát ban do viêm da tiến triển, nhiễm trùng cần được hoãn tiêm cho đến khi tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát tốt. Đối với trường hợp viêm da mạn tính hoặc dị ứng tái phát nhiều lần cần được bác sĩ thăm khám và đánh giá rất kỹ lưỡng trước khi quyết định về việc tiêm vắc xin. Tốt nhất, trẻ bị phát ban nên được phụ huynh đưa đến các cơ sở tiêm chủng, y tế hoặc bệnh viện để được các bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh lý và khuyến cáo tiêm vắc xin phù hợp.”

trẻ bị phát ban có tiêm phòng được không

Các nguyên nhân khiến trẻ bị phát ban

Phát ban là sự thay đổi bất thường về kết cấu hoặc màu sắc của da. Vùng da bị phát ban thường là vùng da bị kích ứng hoặc sưng tấy, gây ngứa, đỏ, đau hoặc có thể gây khó chịu. Một số dạng phát ban có thể biểu hiện dưới hình thái của mụn nước hoặc các mảng da thô ráp, sần sùi, mấp mô, da không đều màu… Bất cứ ai cũng đều có thể bị phát ban và hầu như tất cả mọi người đều bị phát ban ít nhất một lần trong suốt cuộc đời. Phát ban thường gặp nhất ở trẻ em với các nguyên chính như sau:

Ngoài ra, trẻ bị phát ban có thể do một số nguyên nhân khác như do bị côn trùng tấn công (Muỗi, bọ chét, ve, chấy…), bệnh chứng trứng cá đỏ, chốc lở, nấm ngoài da, viêm da tiếp xúc, vảy nến, lupus ban đỏ, viêm mô tế bào, ghẻ…

bé bị phát ban có tiêm phòng được không
Để biết trẻ bị phát ban có tiêm phòng được không, cần xác định nguyên nhân phát ban ở trẻ là gì

Trẻ bị phát ban có tiêm phòng được không?

Đối với một số tình trạng phát ban lành tính, trẻ bị phát ban có thể tiêm phòng vắc xin nhưng cần phải thông qua sự thăm khám, tư vấn kỹ lưỡng và chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa và các bác sĩ tiêm chủng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp phát ban sẽ có thể được bác sĩ chỉ định hoãn tiêm do phát ban cũng có thể là một trong những phản ứng dị ứng nặng sau tiêm một số loại vắc xin, điều này gây ra sự nhầm lẫn giữa phát ban trước đó và phát ban sau tiêm, cản trở quá trình chẩn đoán, phát hiện và xử trí kịp thời trong trường hợp phản ứng dị ứng phát ban xảy ra sau tiêm.

Một số trường hợp sau thăm khám các Bác sĩ đánh giá vẫn có thể tiêm ngừa. Chẳng hạn như khi trẻ bị nhẹ như ngứa, mẩn đỏ hoặc phát ban nhỏ, thậm chí trẻ bị dị ứng trên cơ địa hen suyễn hoặc phát ban do tình trạng viêm da cơ địa (bệnh chàm), trẻ hoàn toàn vẫn có thể tiêm phòng vắc xin. Nếu chàm chỉ nổi ở mặt hoặc một vài chỗ khác thì vẫn tiêm cho trẻ ở vị trí bắp tay hoặc đùi như thông thường, nếu nổi ở bắp tay, có thể tiêm ở đùi và ngược lại. Vì việc hoãn tiêm làm mất đi cơ hội phòng bệnh sớm của bé nên trừ trường hợp chàm nổi khắp người, không còn chỗ nào để tiêm thì mới hoãn tiêm.

Tuy nhiên, khi chẳng may bị chàm bội nhiễm, trẻ phải dùng kháng sinh hoặc khi bị chàm ở thể nặng, có thể trẻ phải dùng một số loại thuốc kháng viêm như corticoid, hay một số trường hợp nặng hơn trẻ phải dùng các thuốc ức chế miễn dịch, đối với những trường hợp này, bác sĩ cần khai thác tiền sử dùng thuốc cũng như chủng loại sử dụng để có thể tư vấn và chỉ định vắc xin phù hợp cũng như hoãn tiêm nếu cần thiết cho đến khi sức khỏe của trẻ ổn định.

Đối với những tình trạng phát ban dạng viêm da do nhiễm trùng như phát ban do nhiễm trùng một số loại virus như virus Rubella, Morbillivirus, virus Varicella Zoster, Hepatitis A Virus, siêu vi trùng đường ruột Coxsackievirus và Enterovirus 71 (EV71)… gây ra các bệnh lý nhiễm trùng virus gây biểu hiện phát ban ngoài da như Rubella, sởi, thủy đậu, zona thần kinh, viêm gan A, tay chân miệng… sẽ chống chỉ định tiêm ngừa vắc xin do tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng.

Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm chủng cho trẻ em bị phát ban, phụ huynh cần thảo luận và tiếp nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ tiêm chủng nhằm đánh giá cẩn thận và chính xác tình trạng phát ban của trẻ, từ đó đưa ra quyết định có tiêm vắc xin hay không cùng chỉ định tiêm chủng phù hợp.

Xem thêm: Bé thở khò khè có tiêm phòng được không?

trẻ phát ban có nên tiêm phòng
Tất cả các trường hợp phát ban đều cần được chẩn đoán chính xác trước khi quyết định về việc tiêm vắc xin

Cách chăm sóc trẻ phát ban sau khi tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng, tương tự như các trẻ khác, trẻ bị phát ban cũng cần được ở lại cơ sở tiêm chủng khoảng 30 phút để được các điều dưỡng và nhân viên y tế theo dõi phản ứng sau tiêm về toàn trạng (niêm mạc, da, tinh thần), nhịp thở, tình trạng vị trí tiêm, các dấu hiệu cảnh báo phản ứng nặng sau tiêm. Nếu sau tiêm trẻ không phát ban nặng hơn, nhiều hơn hoặc lan rộng, da niêm hồng hào, không nổi mề đay, ngứa ngáy, tinh thần tỉnh táo, không li bì, không bứt rứt, không bị kích thích, hốt hoảng, khóc kéo dài, phù mạch, khó thở, tức ngực, thở rít, đau bụng hoặc nôn, đại tiểu tiện không tự chủ, lạnh tay chân, tụt huyết áp, ngất, co giật… có thể yên tâm đưa trẻ về nhà.

Tại nhà, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi trẻ cẩn thận trong ít nhất 48 giờ tiếp theo về toàn trạng, tinh thần, nhịp thở, thân nhiệt, phát ban có trở nặng hay không, chỗ tiêm…, đặc biệt chú ý theo dõi về ban đêm, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế địa phương hoặc bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời ngay khi trẻ xuất hiện các tình trạng bất thường như:

chăm sóc trẻ phát ban sau tiêm phòng
Mặc dù vắc xin là an toàn nhưng cũng như việc sử dụng thuốc hay thực phẩm, tùy theo cơ địa của từng người mà có thể xảy ra một số phản ứng sau tiêm chủng, chính vì thế việc theo dõi và xử trí kịp thời các phản ứng phụ sau tiêm cần được chú ý thực hiện nghiêm ngặt, không được xem nhẹ mà lơ là

Đồng thời, phụ huynh và người chăm sóc trẻ cần chăm sóc trẻ bị phát ban sau tiêm phòng cẩn thận bằng cách:

bé bị phát ban có nên tiêm phòng
Nếu tình trạng phát ban của trẻ diễn biến bất thường, phát ban nhiều hơn, lan rộng, đậm màu hơn hay đổi màu lạ thường, cần báo ngay cho bác sĩ và đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời

Thắc mắc “trẻ bị phát ban có tiêm phòng được không” đã được giải đáp. Hầu hết các trường hợp phát ban sẽ có thể hoãn tiêm vì phát ban là một trong những biểu hiện của phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau tiêm, điều này khiến việc chẩn đoán bị cản trở, dễ bị nhầm lẫn giữa các nguyên nhân gây phát ban. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp phát ban dạng viêm da, nhiễm trùng da, khi tiêm sẽ không đảm bảo an toàn tiêm chủng do tồn tại nguy cơ nhiễm trùng cao. Một số trường hợp viêm da mạn tính hoặc dị ứng tái đi tái lại nhiều lần sẽ được các bác sĩ thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định có tiêm phòng vắc xin hay không. Tuy nhiên, nếu được bác sĩ khám, xác định tình trạng phát ban là bệnh lý ngoài da thông thường, không ảnh hưởng đến đến an toàn và hiệu quả tiêm chủng, trẻ bị phát ban hoàn toàn có thể tiêm như bình thường nhưng cần được phụ huynh theo dõi chặt chẽ sau tiêm để đảm bảo rằng tình trạng phát ban của trẻ sau tiêm vẫn ổn định, không diễn biến bất thường.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/con-trung-co-hinh-thuc-ho-hap-nao-a86538